Chuyên gia Google nhấn mạnh 2 yếu tố giúp thăng hạng công việc: Điều số 1 nhiều người ngại làm
2 chiến lược dưới đây giúp bạn cải thiện hiệu suất công việc, đồng thời tạo ra nơi môi trường chuyên nghiệp, phát triển bền vững và không ngừng học hỏi.
- Nhân viên Apple bị dọa đuổi việc vì TikTok
- 6 đặc điểm của ứng viên tìm việc thu hút nhà tuyển dụng
- Bất chấp kỷ lục ngày ngắn nhất vừa lập, Trái Đất lại vừa xảy ra việc chưa từng có trong 50 năm!
- Baidu đặt chân vào 'lịch sử' ngành taxi Trung Quốc với việc đưa vào vận hành robot chở người
- Làn sóng sa thải của ngành công nghệ Trung Quốc lan rộng, giấc mộng "công việc trong mơ" tan vỡ
Lia Garvin (lãnh đạo hoạt động tại Google, diễn giả TEDx, tác giả sách) đã chia sẻ rằng nếu bạn muốn tăng tiến trong công việc, điều quan trọng là phải có những hành động hữu ích và thuyết phục. Điều này sẽ tạo cho bạn sự khác biệt.
Chia sẻ với Harvard Business Review, Garvin cho biết trong suốt sự nghiệp của mình, cô đã thử nhiều chiến lược và kỹ thuật để phát triển công việc. Cuối cùng, cô đã tìm ra 2 phương pháp hiệu quả và đáng tin cậy.
1. Nhận phản hồi từ cấp trên
Bạn càng chứng minh cho đồng nghiệp và quản lý của mình thấy sự ham học hỏi, bạn càng có nhiều cơ hội trong công việc. Bạn có thể hỏi cấp trên hoặc đồng nghiệp phản hồi về hiệu suất, kỹ năng hoặc khả năng làm việc của mình một cách công khai hoặc riêng tư. Quá trình trao đổi sự phản hồi tạo ra môi trường làm việc hài hoà, mạnh mẽ và hiệu quả hơn.
Tuy nhiên, vì lo ngại nhận về đánh giá tiêu cực, nhiều người không muốn hỏi về phản hồi từ cấp trên và đồng nghiệp.
Song cả phản hồi tích cực và tiêu cực đều quan trọng. Bởi những ý kiến đó phá vỡ các thói quen xấu, củng cố hành vi tích cực và cho phép các nhóm làm việc hiệu quả hơn để đạt mục tiêu. Cây viết Holly Corbett của Forbes cũng đồng tình với quan điểm này. Corbett còn đề cập đến một số nghiên cứu cho thấy lời phản hồi còn là động lực quan trọng nhất tạo nên các kết quả tích cực về tổ chức và tài chính.
Sự phản hồi còn có thể là công cụ giá trị trong việc giảm rủi ro. Bởi phản hồi giúp xác định các hành vi có khả năng gây ra vấn đề tại môi trường làm việc.
Garvin khuyên mọi người hãy chủ động hỏi về phản hồi trong công việc, đưa ra các ví dụ hoặc chủ đề cụ thể. Điều này thể hiện sự cởi mở của bạn và định hướng cuộc thảo luận một cách rõ ràng. Chẳng hạn, bạn có thể đặt câu hỏi cụ thể về thời gian và lĩnh vực bạn cần phản hồi như dự án mới hoàn thành cách đó vài ngày.
Ngoài ra, bạn có thể cân nhắc việc chia sẻ phản hồi đó với những đồng nghiệp đáng tin cậy. Việc làm này để xem liệu họ có nhận thấy những vấn đề tương tự không.
2. Xây dựng các mối quan hệ
Các mối quan hệ là một phần không thể thiếu của sự thành công trong công việc. Bạn sẽ nhận thấy sự gia tăng năng suất và sự hài lòng trong công việc nói chung. Mối quan hệ với đồng nghiệp làm tăng sự kết nối, cung cấp cho bạn sự hướng dẫn cần thiết và khuyến khích bạn làm việc tích cực hơn.
Bên cạnh đó, bạn có thể xây dựng mối quan hệ và kết nối với những người từ các lĩnh vực khác. Chẳng hạn, nếu bạn làm trong lĩnh vực bán hàng hoặc tiếp thị, bạn nên tìm hiểu những người trong lĩnh vực dịch vụ khách hàng hoặc thiết kế. Khi hiểu được ưu tiên và thách thức của họ, bạn có thể đưa ra những cách làm việc/giải quyết phù hợp.
Garvin gọi sự liên kết này là "trình kết nối dấu chấm". Cô giải thích: "Trình kết nối dấu chấm về cơ bản xác định các cơ hội mà những người khác không nhìn thấy, mở khoá các giải pháp mới cho các vấn đề cũ. Làm việc trong lĩnh vực công nghệ, tôi thấy rằng những người cố gắng tìm hiểu về các nhóm hoặc sản phẩm bên ngoài lĩnh vực của họ thường chứng minh được giá trị bản thân nhanh hơn".
Garvin nhấn mạnh điều quan trọng là bạn cần có mối quan hệ với đúng người. Họ có thể là những người giúp bạn mở ra cánh cửa cơ hội mới trong công việc. Những người bạn đã học cùng, sếp hoặc đồng nghiệp từ chỗ làm cũ… đều có tiềm năng giúp bạn cải thiện và phát triển trong công việc.
Theo Harvard Business Review
NỔI BẬT TRANG CHỦ
iPhone 14 Pro Max phát nổ khiến người dùng bị thương
Vụ việc đang tiếp tục được điều tra, làm rõ.
Tại sao nhân loại lại cần đến máy tính lượng tử, chúng được dùng để làm gì?