Chuyện thật như đùa: Chuyển tiền nộp phạt 5 triệu USD nhưng nhầm tài khoản ngân hàng, một công ty của Elon Musk rơi vào cảnh bế tắc
Lỗi thanh toán tiền phạt lần này là vấn đề đau đầu mới của Elon Musk.
- Chưa từng có trong lịch sử: Công ty vô danh loại Tesla khỏi nhóm 7 hãng công nghệ lớn nhất thế giới
- Chưa đầy một năm bán ra, Tesla Cybertruck đã phải tổ chức đợt triệu hồi thứ 5
- Vụ cháy đầu tiên của xe tải điện Tesla Semi: Cần 190.000 lít nước, 14 giờ để dập tắt!
- Buồn của Elon Musk: Xe điện Trung Quốc vẫn rẻ hơn Tesla kể cả khi chịu 100% thuế
- Hé lộ công nghệ sạc ô tô điện không dây của Tesla
Trước đó vào khoảng cuối tháng 8, Tòa án Tối cao Brazil đã cấm nền tảng này vì không tuân thủ các lệnh liên quan đến kiểm duyệt nội dung và không chỉ định đại diện pháp lý tại quốc gia này. Ngoài ra, X còn bị tuyên phạt 5,2 triệu USD.
Tới thứ sáu tuần trước, nhóm pháp lý của X đã nộp các tài liệu chứng minh rằng họ đã nộp tiền phạt. Nhưng tòa án cho biết số tiền đó đã được gửi vào… nhầm ngân hàng. Tòa án cho biết số tiền phải được chuyển đến đúng tài khoản trước khi họ có thể xem xét dỡ bỏ lệnh cấm X tại Brazil.
Reuters đưa tin, các luật sư của X thì khẳng định rằng công ty đã nộp đúng tiền phạt, đây là rào cản cuối cùng mà công ty phải vượt qua trước khi được phép tiếp tục hoạt động tại Brazil. Brazil là một trong những thị trường chính của X, với khoảng 21,5 triệu người dùng, trở thành cơ sở người dùng lớn thứ sáu của nền tảng này.
Những rắc rối pháp lý của nền tảng này tại Brazil đã gây ra căng thẳng về các vấn đề tự do ngôn luận giữa Musk và Thẩm phán Tòa án Tối cao Alexandre de Moraes, người giám sát vụ án.
Musk, người tự định vị mình là người bảo vệ quyền tự do ngôn luận, đã xung đột với tòa án về những gì ông cho là vượt quá thẩm quyền, từ chối tuân thủ lệnh xóa nội dung và đưa ra các cuộc tấn công cá nhân vào de Moraes.
De Moraes đã đáp trả bằng cách cấm nền tảng này tại Brazil, đưa ra các khoản tiền phạt bổ sung và đe dọa sẽ bắt giữ các đại diện pháp lý của X.
Đáng nói, sai lầm thanh toán của X không phải là lần đầu tiên xảy ra. Vào năm 2020, Citigroup đã vô tình gửi 900 triệu USD cho các chủ nợ của Revlon. Ngân hàng đã mất hai năm tiếp theo để kiện tụng nhằm thu hồi tiền, trong đó có 10 chủ nợ từ chối trả lại số tiền này với lý do họ tin rằng mình được trả nợ tiền.
Theo: BI
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Google: Giải được bài toán 10 triệu tỷ tỷ năm chỉ trong 5 phút, chip lượng tử mới là bằng chứng về đa vũ trụ
Điều đáng ngạc nhiên hơn cả là nhiều người trên cộng đồng mạng thế giới lại đang đồng tình với kết luận của Google.
Gần 2025 rồi mà vẫn dùng USB để lưu công việc thì quả là lỗi thời