Có gì hay sau những cảnh quay của Everything Everywhere All at Once: Chỉ 5 người làm kỹ xảo, phải làm việc trong phòng ngủ vì dịch Covid
Với chi phí sản xuất chỉ 25 triệu USD, đội ngũ kỹ xảo cũng chỉ có 5 người, ấy vậy mà Everything Everywhere All at Once vẫn có thể trở thành 1 trong những bộ phim ấn tượng nhất trong thời gian qua.
- Lý giải sự kiện Secret Wars: Cuộc chiến đa vũ trụ hoành tráng nhất nhì lịch sử Marvel
- Marvel Studios công bố hàng loạt dự án mới: Trong 1 năm mà có đến 2 bom tấn Avengers cùng ra mắt
- Daredevil bất ngờ lộ diện trong trailer mới của series She-Hulk
- Thành viên "mộc mạc" nhất đội Vệ binh Dải ngân hà quậy tưng bừng vũ trụ trong trailer đầu tiên của I Am Groot
- Bom tấn điện ảnh Dungeons & Dragons tung trailer đầu tiên: Đậm chất viễn tưởng nhưng cũng không kém phần hài hước
Everything Everywhere All at Once là một bộ phim điện ảnh hài - drama của đạo diễn Daniel Kwan và Daniel Scheinert (hay còn được biết đến với tên gọi Daniels), ra mắt vào cuối tháng 3 vừa qua. Với đề tài đa vũ trụ vốn đang “rần rần” trong vài năm trở lại đây, bộ phim này đã nhanh chóng nhận được sự chú ý từ đông đảo khán giả toàn cầu và thu về khoản doanh thu trị giá hơn 95 triệu USD, qua đó trở thành tác phẩm ăn khách nhất của studio A24.
Everything Everywhere All At Once xoay quanh nhân vật Evelyn Wang (Dương Tử Quỳnh), người đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn trong cuộc sống: Tình hình kinh doanh giặt ủi ảm đạm, hôn nhân bắt đầu rạn nứt, mối quan hệ với các thành viên khác trong gia đình cũng trở nên căng thẳng. Giữa lúc cuộc đời rối ren nhất, Evelyn bất ngờ phải gánh vác thêm nhiệm vụ giải cứu đa vũ trụ, bằng cách xâm nhập vào tiềm thức của chính mình trong các thực tại khác, vận dụng các kỹ năng mà biến thể đó học được để chiến đấu chống lại kẻ thù.
Là một trong những bộ phim gây sốt trong thời gian vừa qua, nhưng thật bất ngờ khi chi phí sản xuất của Everything Everywhere All at Once chỉ là 25 triệu USD, thấp hơn rất nhiều so với các bom tấn lớn của Hollywood. Ấn tượng hơn nữa, phần kỹ xảo của bộ phim này được thực hiện chỉ với đội ngũ 5 người mà thôi. Mặc dù đã cố gắng tận dụng tối đa mọi đạo cụ và hiệu ứng thực tế, nhưng Everything Everywhere All at Once vẫn sở hữu hơn 500 cảnh quay kỹ xảo, và tất cả đều được xử lý bởi 1 đội hậu kỳ có số lượng thành viên rất khiêm tốn.
Trả lời phỏng vấn Wired, Zak Stoltz, nghệ sĩ VFX của Everything Everywhere All at Once cho biết anh cùng với 4 đồng nghiệp khác đã “cân” toàn bộ những kỹ xảo trong bộ phim này. Vì ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, 5 người đã phải liên tục làm việc tại nhà, hay chính xác hơn là trong phòng ngủ - theo chia sẻ của Zak, để có thể hoàn thành khối lượng công việc khổng lồ đó.
Cũng trong buổi phỏng vấn này, Zak đã cùng 2 đạo diễn Daniels bật mí rất nhiều thông tin hậu trường thú vị trong quá trình sản xuất Everything Everywhere All at Once. Từ việc họ đã nghiên cứu những bộ phim võ thuật kinh điển của Hồng Kông ra sao, cho đến cách mà họ thực hiện các phân cảnh hành động hay chiến đấu ấn tượng nhất trong tác phẩm của mình như thế nào. Bạn có thể theo dõi cụ thể trong đoạn video dưới đây.
[Phụ đề] Everything Everywhere All at Once và những câu chuyện hậu trường thú vị đã làm nên thành công vang dội cho 1 bộ phim có kinh phí sản xuất cực kỳ khiêm tốn.
Theo WIRED, Insider
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Samsung và cuộc cách mạng AI: Hệ sinh thái toàn diện từ TV đến điện thoại di động đã thay đổi đời sống của người tiêu dùng như thế nào?
Với chiến lược toàn diện, Samsung đã sẵn sàng cho một cuộc cách mạng công nghệ tiếp theo, nơi AI đóng vai trò trung tâm. “Ông lớn" Hàn Quốc chứng minh trí tuệ nhân tạo không chỉ là một tính năng trong các thiết bị, mà còn là cốt lõi trong chiến lược đổi mới của họ.
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI