Con người đã khiến ít nhất 12 loài tuyệt chủng trong một thập kỷ qua và có lẽ bạn vẫn còn chưa nhận ra điều đó

    Ntt13789,  

    Động vật có vú, lưỡng cư, chim, cá, côn trùng ... đều là đối tượng có thể bị đe dọa

    Trải qua hàng ngàn năm, Bramble Cay Melomys, một loài gặm nhấm có kích cỡ tương đương với chuột đã sống trên một hòn đảo san hô nhỏ bé ở Great Barrier Reef của Úc. Nó là loài đặc hữu ở khu vực này và sinh sống trên một vài cây mọc trên đảo.

    Nhưng biến đổi khí hậu, nước biển dâng nhanh đã làm tăng cường độ bão dẫn đến ngập lụt những vùng trũng ở hòn đảo, loài Bramble Cay Melomys và nguồn cung thức ăn của chúng bị đe dọa nghiêm trọng. Trong tháng Sáu, sau nhiều năm tìm kiếm mà không có kết quả, các nhà khoa học đã tuyên bố rằng họ đã không còn tìm thấy dấu vết của loài gặm nhấm này.

    Chúng đã được truy tặng một danh hiệu đáng hổ thẹn là động vật có vú đầu tiên bị tuyệt chủng bởi hiện tượng ấm lên toàn cầu do con người gây ra. Đáng buồn hơn, đây không phải loài cuối cùng bị như vậy.

    Các nhà khoa học nói rằng Trái đất hiện nay đang trên bờ vực của cuộc đại tuyệt chủng lần thứ sáu, một sự kiện sẽ xóa sổ ít nhất 75% giống loài trên Trái Đất. Theo một nghiên cứu năm 2015, tỷ lệ tuyệt chủng hiện nay cao hơn mức bình thường tới 100 lần. Lần này, chính con người đã châm ngòi cho một thời kỳ tuyệt chủng mới.

    Môi trường sống bị hủy hoại, săn bắn và gây ô nhiễm đã giết chết nhiều giống loài, và nếu nhiệt độ tăng thêm 2 độ C thì biến đổi khí hậu sẽ nhanh chóng trở thành một mối đe dọa lớn khác.

    Chưa bao giờ khí hậu lại thay đổi nhanh chóng như vậy trong lịch sử của toàn bộ các giống loài trên Trái đất, nó đang trở thành kiểu khí hậu ‘thông thường kiểu mới’ mà ở đó mọi loài vật sẽ phải tiến hóa để thích nghi với những điều kiện mới”, đồng tác giả Anthony Barnosky từ Đại học Stanford.

    Chúng không thể di chuyển đến nơi khác bởi con người hiện nay đang sử dụng 50% diện tích mặt đất, và chúng cũng không thể tiến hóa đủ nhanh để theo kịp những thay đổi”.

    Chỉ trong 10 năm qua, chúng ta biết rằng có ít nhất một tá các loài động vật, bao gồm nhiều loài có vú, chim và động vật lưỡng cư đã tuyệt chủng do tác động của con người. Và con số đó có vẻ đang bị đánh giá thấp một cách đáng kinh ngạc.

    Chỉ có khoảng 2 triệu loài được mô tả một cách khoa học, nhưng số lượng loài trên Trái đất ước tính vào khoảng 15 triệu loài hoặc hơn. Vậy là có rất nhiều loài mà chúng ta chưa biết tới”, Gerardo Ceballos, một nhà sinh học kỳ cựu tại Đại học Quốc gia Mexico và một số nghiên cứu của đồng tác giả. “Tôi nghĩ rằng phần lớn số loài bị tuyệt chủng sẽ không bao giờ được khoa học biết tới”.

    Sẽ mất nhiều năm để các nhà khoa học xác nhận sự tuyệt chủng của một loài.

    Các nhà bảo tồn thường duy trì một niềm hy vọng rằng những loài được cho là đã tuyệt chủng vẫn có thể được tìm thấy ở đâu đó, Craig Hilton-Taylor nói, người đứng đầu Liên minh Quốc tế Bảo tồn Tự nhiên đối với những loài trong Sách đỏ. “Có thể mất nhiều năm, thậm chí nhiều thập kỷ để khảo sát nhiều lần trước khi chúng ta có thể kết luận một loài đã bị tuyệt chủng”, ông nói.

    Dựa trên kết quả làm việc của IUCN, cũng như các báo cáo của chính phủ và một số nghiên cứu khác, HuffPost đã tổng hợp một danh sách gồm 12 loài vật mà gần như chắc chắn đã tuyệt chủng trong một thập kỷ qua.

    Mối loài sau đây đều được nhìn thấy lần cuối, hoặc nghe nói, hoặc sống trong 10 năm qua và hiện nay đã biến mất không một dấu vết.

    1. Loài gặm nhấm Bramble Cay Melomys

    Trong những năm 1980, số lượng loài này lên tới hàng trăm con nhưng chỉ đến những năm 2000 đã giảm mạnh xuống dưới một tá. Loài gặm nhấm này lần cuối được phát hiện vào năm 2009, và theo Hilton-Taylor “tất cả những nỗ lực tìm kiếm loài này đến nay đều thất bại”.

    Những con sóng lớn và nước biển dâng là kết quả của sự ấm lên toàn cầu, đây được xác định là nguyên nhân chính dẫn đến sự tuyệt chủng.

    Các nhà khoa học Úc cho biết họ đã hi vọng có thể ngăn chặn sự tuyệt chủng của Melomys bằng cách thực hiện một chương trình sinh sản cho chúng. Tuy nhiên, vào thời điểm thực hiện sứ mệnh giải cứu này, họ nhận ra rằng đã quá muộn.

    Tôi và đồng nghiệp của mình đã hủy hoại chúng”, IanGynther, một sĩ quan bảo tồn cao cấp thuộc Bộ Môi trường và Bảo vệ Di sản của Queenland nói với báo chí.

    2. Loài rùa khổng lồ Pinta

    Khi Lonesome George qua đời ở tuổi 100 vào năm 2012, cả thế giới đã tiếc thương. Nó được cho là con rùa khổng lồ Pinta cuối cùng trên Trái đất, George, đã sống trong một trạm nghiên cứu trên quần đảo Galapagos và trở thành một biểu tượng đại diện cho những loài nguy cấp trên thế giới.

    Đó là một câu chuyện buồn đối với tất cả chúng ta”, Christina Saa, một kiểm lâm viên quốc gia.

    Nó giống như là một thành viên của gia đình đối với tôi”, Faust Lierena, một kiểm lâm 74 tuổi, người đã chăm sóc George qua nhiều thập kỷ. “Với tôi, nó là tất cả mọi thứ”.

    Quần đảo Galapagos từng là ngôi nhà thịnh vượng của loài rùa khổng lồ. Bị săn bắn bởi các thủy thủ, cướp biển và các tàu buôn vào thế kỷ 17 - 19, nên số lượng loài này giảm xuống chỉ còn 1/10.

    3. Tê giác đen châu Âu

    Bước vào thế kỷ 20, có bốn phân loài tê giác đen với số lượng cá thể khoảng một triệu con, phát triển mạnh trong các thảo nguyên ở châu Phi. Ngày nay, số lượng loài này giảm còn khoảng 5.000 con, con số không bao gồm 1 cá thể tê giác đen châu Âu duy nhất, phân loài này được cho là đã tuyệt chủng sau lần cuối cùng được nhìn thấy vào năm 2006.

    Khoảng 96% loài tê giác đen bị giết bởi những kẻ săn trộm vào khoảng từ 1970 đến 1992, theo Quỹ Động vật Hoang dã Thế giới.

    Chúng vẫn tiếp tục bị giết để lấy sừng và được buôn bán ở châu Á vì được cho là có dược tính cao.

    4. Tê giác Việt Nam

    Giống như tê giác đen châu Âu, tê giác Việt Nam cũng bị săn bắt trái phép dẫn đến tuyệt chủng. Một con cái cuối cùng trong phân loài này đã chết vào năm 2009 tại một khu rừng ở Tây Nam Việt Nam. Xương của nó được tìm thấy 4 năm sau đó, sừng đã bị cưa mất và phát hiện một viên đạn găm vào chân trước.

    Những nhà bảo tồn đã phát hiện ra rằng một tay săn trộm đã sử dụng một vũ khí bán tự động để bắn con tê giác. Con vật vẫn sống sót sau phát đạn và bỏ đi với thương tích, băng qua khu rừng rậm rạp. Sau khoảng vài tháng, cuối cùng nó đã chết ở gần một khu rừng tre.

    Tê giác Việt Nam là một phân loài của tê giác Java, được coi là một trong những động vật có vú bị đe dọa nhất trên Trái đất. Trong ba phần loài tê giác Java, chỉ còn loài Rhinoceros sondaicus sondaicus còn tồn tại với số lượng ít hơn 60 cá thể, tất cả đều được bảo vệ tại Vường Quốc gia Kulon ở Java, Indonesia.

    5. Loài ếch cây Rabbs

    Chú ếch "cô đơn" nhất trên thế giới đã chết, thêm một giống loài tuyệt chủng

    6. Loài chim Kokako Nam

    Một loài chim cổ từng sống phổ biến trong những cánh rừng ở miền Nam New Zealand, loài Kokako Nam đi đến con đường tuyệt chủng là do nạn phá rừng quy mô lớn, dẫn đến sự phân mảng hệ sinh thái và mang đến những loài ăn thịt xâm lấn.

    Con chim cuối cùng được tìm thấy năm 2007 và hiện nay được cho là đã tuyệt chủng. (Người anh em gần gũi với nó, loài Kokako Bắc ở trong hình cũng đang được coi là có nguy cơ bị tuyệt chủng mặc dù số lượng loài này đang dần phục hồi trong vài năm gần đây).

    Là loài chim đặc hữu của NewZealand, Kokako Nam có bộ lông màu đá xám với những vệt màu đan xen, đầu có màu đen. Theo truyền thuyết Maori, Kokako đã mang đến cho Maui (một vị thần) nước để chiến đầu với mặt trời.

    7. Loài ốc Plectostoma charasense

    lectostoma là một chi ốc sên đất sống trên các mỏm đá vôi ở Đông Nam Á. Rất nhiều loài Plectostoma đang bị đe dọa tuyệt chủng và có ít nhất hai loài, bao gồm Plectostoma charasense, đã biến mất hoàn toàn.

    Plectostoma charasense là loài đặc hữu sinh sống trên hai ngọn đồi đá vôi tại Pahang, Malaysia. Chúng từng sống trên những đám rêu ẩm và ẩn thân dưới những phiến đá.

    Tuy nhiên, do môi trường bị phá hủy, cuối cùng đã dẫn đến sự tuyệt chủng của loài này. Khai thác đá mở rộng để phục vụ sản xuất xi măng đã phá hủy đi những ngọn đồi đá vôi, nơi mà loài ốc này sinh sống. Các khu rừng nhiệt đợi xung quanh ngọn đồi cũng được chuyển thành một đồn điền dầu cọ.

    8. Cá Barada Spring Minnow

    Cá Barada Spring Minnow của Syria đã từng được biết đến với số lượng dồi dào khi sống ở môi trường nước lạnh và sạch. Đây là loài đặc hữu, chỉ xuất hiện vào mùa xuân.

    Nhưng trong một thập kỷ qua, đô thị hóa đã mang đến những mối đe dọa với mùa xuân và cả cư dân của nó. Năm 2008, gần như toàn bộ hệ thống nước đã trở thành nơi chứa nguồn thải đáp ứng cho nhu cầu của dân số tăng nhanh, khiến số lượng loài cá này giảm đi ít nhất 90%.

    Năm 2014, IUCN xác định rằng loài cá này có nguy cơ đã tuyệt chủng. Theo các nhà bảo tồn, cuộc chiến Syria có thể cũng đóng góp một phần vào sự sụp đổ của loài này.

    9. Loài dơi Pipistrelle Đảo Christmas

    Trong ít nhất là một triệu năm, loài dơi nhỏ Pipistrelle đã sống trên lãnh thổ Úc. Những chú dơi tí hon, chỉ nặng khoảng 3 gram, từ lâu đã phát triển mạnh trên đảo, chúng ăn côn trùng và sống thành đàn trong các hốc cây và thảm thực vật phân hủy.

    Nhưng số lượng loài này bắt đầu giảm dần từ năm 1980, đến năm 2006, số lượng dơi Pipistrelle đã giảm xuống còn khoảng 50 con. Trong những năm sau đó, “nó tiếp tục suy giảm với tốc độ đáng báo động”, theo báo cáo của IUCN. Vào năm 2009, chỉ còn lại 20 con.

    Nguyên nhân của sự việc này không rõ ràng, mặc dù có nhiều loài xâm lấn, bao gồm cả chuột đen và mèo hoang được cho là thủ phạm. Loài kiến điên trên đảo cũng có thể là một phần của vấn đề.

    Năm 2009, các nhà khoa học đã cảnh báo chính phủ Úc nếu không có sự can thiệp cần thiết, loài này có nguy cơ cao bị tuyệt chủng trong tương lai gần. Họ xin phép bắt những con còn lại để thực hiện trương trình phục hồi số lượng cho chúng.

    Ban đầu, chính phủ Úc đã từ chối yêu cầu và phải mất vài tháng trước khi yêu cầu được chấp nhận chính thức. Tuy nhiên, đã là quá muộn, vào thời điểm các nhà khoa học bắt tay tìm kiếm, họ chỉ tìm được duy nhất một con.

    Vào ngày 27/8/2009, chú dơi Pipistrelle cuối cùng đã biến mất.

    Pipistrelle là loài dơi duy nhất trên đảo Christmas, nó giúp tiêu thụ một lượng lớn côn trùng mỗi đêm. Loài dơi này tuyệt chủng có thể phá vỡ sự cân bằng sinh thái của hòn đảo.

    10. Loài chim Cryptic Treehunter

    Năm 2015, các nhà khoa học đã công bố một phát hiện thú vị. Một loài chim mót lúa màu cam và quế được cho là đang bị đe dọa nghiêm trọng ở Alagaos lại được phát hiện ở rừng Atlantic của Brazil. Những nhà nghiên cứu nói rằng đây có thể là một loài mới, chúng được gọi là Cryptic Treehunter.

    Nhưng chỉ một năm sau khi công bố phát hiện, loài Cryptic Treehunter đã bị coi là tuyệt chủng.

    Nguyên nhân là do nạn phá rừng, mối đe dọa phủ bóng lên tất cả các động vật sinh sống trong rừng Atlantic. Đây là một trong những nơi có sự đa dạng sinh học lớn nhất thế giới, tuy nhiên, diện tích rừng ở đây đã bị tàn phá để phục vụ cho đô thị hóa và phát triển. Chỉ còn lại khoảng 7% diện tích của 386.000 dặm vuông rừng Atlantic còn lại hiện nay.

    11. Loài chim Pou Monarch

    Giống như loài Cryptic Treehunter, chim Pou Monarch, loài chim có nguồn từ Ua Pou (ảnh), một hòn đảo ở Marquesas của Pháp. Loài này mới được phát hiện trong thế kỷ 21, lần đầu vào năm 2004 và lần cuối vào năm 2010.

    Các nhà nghiên cứu đã nỗ lực tìm kiếm loài chim này nhưng không đem lại kết quả.

    Môi trường sống bị hủy hoại, sự xâm lấn của chuột đen và một số loài khác được xem là nguyên nhân dẫn đến sự tuyệt chủng.

    12. Loài sâu Ceratophysella sp. nov. ‘HC’

    Sinh vật cuối cùng trong danh sách cũng là sinh vật nhỏ nhất và bí ẩn nhất. Ceratophysella sp. nov. ‘HC’ là một loài mới, đến nay chưa có mô tả nào trùng khớp với nó.

    Nó được phát hiện lần đầu bởi các nhà khoa học vào năm 2006 trong một hang động ở Hòn Chông của Việt Nam. Họ thấy rằng số lượng của chúng “khá tốt” nhưng trong chuyến đi kế tiếp họ không còn tìm thấy dấu vết của chúng.

    Các nhà khoa học nói rằng hang động đã được “đặc biệt chú ý bởi du khách” từ khi họ có phát hiện ban đầu.

    Tham khảo Huffingtonpost

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ