Con số này chứng minh quan niệm dùng đồ Apple là "không hiểu về công nghệ, thích khoe mẽ" hoàn toàn sai trái
Có vẻ như, với phong cách quảng cáo "chọc ngoáy" của các hãng Android, nhiều fan cuồng của chú robot xanh đã đi đến nhận định rằng iFan toàn là những kẻ ngớ ngẩn, hâm mộ những thứ đồ không đáng tiền. Nhưng sự thật là Apple có một số "fan" có thể khiến những kẻ chọc ngoáy phải giật mình...
Nếu bạn vẫn mang niềm tin rằng sản phẩm gắn mác Táo chỉ dành cho những kẻ kém hiểu biết công nghệ và mua hàng chỉ vì cái mác, hãy tìm đọc một báo cáo của Google mang tên "Managing Macs at Google Scale" – "Quản lý Mac ở quy mô như Google". Được công bố tại sự kiện LISA 13, báo cáo này khẳng định Google có tới 43.000 máy Mac.
Sự kiện I/O (hội nghị các nhà phát triển) của Google tràn ngập máy Mac, bao gồm cả máy của Google. Tức là, logo Táo xuất hiện dày đặc tại các sự kiện vốn có trọng tâm là... Android.
Hệ điều hành được Google sử dụng để viết hướng dẫn lập trình ứng dụng Android là macOS.
Và, chẳng cần nhìn đâu xa, các tín đồ "cấp cao" nhất của Android hiểu rằng Google thích dùng đồ của Apple: trang tutorial (hướng dẫn) lập trình cho Android từ chính Google sử dụng phiên bản Android Studio nền Mac. Không phải Windows hay Chrome OS, mà là macOS.
iSheep chuyên nghiệp
Những ví dụ khác: khi công bố hình ảnh về sự kiện xe Curiosity hạ cánh xuống Sao Hỏa, NASA "khoe" Phòng Điều khiển tràn ngập máy Mac và iPad. Ngay trong sự kiện công bố Galaxy S7 edge với màn trình diễn thực tại ảo của Mark Zuckerberg, logo Táo xuất hiện to đùng giữa khung hình. IBM, từng một thời bị Steve Jobs coi là đối thủ cay đắng của Mac, lại đã trở thành một trong những tên tuổi tiên phong kêu gọi sử dụng Mac trong môi trường chuyên nghiệp.
NASA: Tràn ngập Mac và iPad.
Với iPhone, IBM, SAP, Cisco, GE và Deloitte đều đang bắt tay với Apple để xây dựng các nền tảng chuyên nghiệp trên nền iOS. Số liệu JAMF cho thấy 99% các doanh nghiệp, tổ chức sử dụng iPhone và iPad, trong khi Mobility Report cho thấy 72% lượng điện thoại được kích hoạt từ môi trường chuyên nghiệp là iPhone.
Liệu các antifan của Táo có đủ tự tin để gặp những con người tại Google, NASA hay IBM và gọi họ là "mù công nghệ", là "sheep"?
Lợi thế của riêng Táo
Dĩ nhiên, chẳng có lý do gì để đánh đồng cuộc sống số với cuộc sống thật. Nhưng nếu một ai đó vẫn mang niềm tin rằng chỉ có kẻ thích sang chảnh, khoe mẽ mới dùng sản phẩm Apple, người đó chắc chắn không phải người làm trong lĩnh vực công nghệ.
Vì sao Deloitte và nhiều tập đoàn lớn chỉ chọn iPhone để triển khai các giải pháp nền tảng của mình?
Bởi quả thật là trong khi Mac hay iPhone có rất nhiều điểm yếu nếu so sánh với phần cứng Windows hay Android, chúng cũng có những điểm mạnh riêng. Ví dụ, macOS rất gần với Linux và do đó rất thuận lợi cho công việc phát triển phần mềm. So với các distro Linux, macOS có mức độ hoàn thiện cao hơn hẳn. Phần cứng Mac cũng ít nhiều có mức độ tin tưởng cao hơn Dell, HP hay Lenovo, chưa kể có thời các nhà sản xuất này còn đua theo thiết kế giống Apple.
iPhone thì sao? Nếu như bạn làm trong các lĩnh vực chuyên nghiệp, bạn sẽ hiểu rằng nâng cấp từ smartphone Android lên iPhone để được bảo đảm an toàn thông tin (hơn) là hoàn toàn xứng đáng. Sự khác biệt vài trăm đô cho phần cứng và cả khoản tiền "nuôi" các nội dung phần mềm bản quyền vẫn dễ chấp nhận, bởi bất cứ rủi ro nào cũng có thể đi kèm nguy cơ mất việc.
Chưa kể, thu nhập trong ngành công nghệ cao đang ngày một dư dả và tăng trưởng vẫn là quá đủ để theo đuổi thiết bị mác Apple. Với những kỹ sư, lập trình viên có tài, việc sở hữu iPhone và laptop Macbook nghìn đô không có gì khó khăn cả.
Thiết bị Táo vẫn có mặt tràn ngập tại sự kiện I/O của Google.
Chính bởi những lý do này mà số người sử dụng iPhone và Mac trong môi trường công nghệ cao lớn hơn rất nhiều so với những gì mà các "tín đồ công nghệ" vẫn lầm tưởng. Không có loại công nghệ nào không mang lại lợi ích thực tế mà lại có thể tồn tại lâu đến vậy – chính Apple đã là minh chứng cho sự thật đau lòng này khi suýt phá sản vì những chiếc Mac quá đắt đỏ trong thập niên 90.
Nhưng Apple không chỉ sống sót qua thảm họa ấy mà còn trở thành công ty nghìn tỷ đô đầu tiên từ Thung lũng Silicon. Lý do đằng sau cột mốc ấy không thể chỉ là những cụm từ như "hâm mộ mù quáng" hay "iSheep" mà các iFan rất hay ưa dùng. Trái lại, đó là những giá trị mà đôi khi chỉ có một số ít người mới có thể nhìn thấy được – bao gồm cả những người thực sự hiểu biết về công nghệ.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Người Trung Quốc khoe có được GPU AI xịn nhất của NVIDIA bất chấp lệnh cấm vận của Mỹ
Chưa rõ tại sao những GPU này lại có thể xuất hiện ở Trung Quốc.
Google giới thiệu Gemini 2.0: tạm biệt các chatbot AI, cùng chào đón kỷ nguyên "Tác nhân AI"