Hơn 160 năm qua, cộng đồng người Maori tại New Zealand đã đấu tranh để con sông Whanganui được chính phủ thừa nhận là một thực thể sống với tư cách pháp nhân rõ ràng. Và cuối cùng, nguyện vọng của họ đã được đáp ứng.
Mới đây, một con sông tại New Zealand đã trở thành con sông đầu tiên trên thế giới được công nhận là một thực thể sống hợp pháp và trao quyền như một công dân.
Quốc hội New Zealand đã thông qua dự thảo luật công nhận con sông Whanganui, đảo Bắc New Zealand, như một thực thể sống. Đây là tài nguyên thiên nhiên đầu tiên trên thế giới được trao tư cách pháp nhân như con người.
Được biết, hơn 160 năm qua, những người bộ lạc Maori sống tại New Zealand đã đấu tranh để con sông này được công nhận chính thức như một con người. Người Maori cho rằng, sông Whanganui là chỗ dựa tinh thần rất quan trọng đối với người dân bộ lạc. Con sông được cho là có suy nghĩ, có cuộc sống và linh hồn như bao người khác.
Sông Whanganui là con sông dài thứ ba tại New Zealand. Giờ đây, nó sẽ được đại diện bởi một thành viên từ bộ lạc Maori và 1 thành viên chính phủ. Điều đó đồng nghĩa với việc, nó sẽ được ủy quyền và có tư cách tham gia trong các vấn đề pháp lý.
Bộ trưởng Chris Finlayson chia sẻ với BBC về việc nhiều người sẽ cảm thấy lạ nhưng quyết định này là một điều hết sức bình thường và đã được cân nhắc kỹ lưỡng.
Ông Adrian Rurawhe, người đại diện cho bộ lạc Maori cho biết: "Con sông này rất quan trọng với người dân nơi đây; những con người sinh ra bên dòng sông và lớn lên tại nơi này.
Sự trù phú của con sông này có mối liên hệ mật thiết với cuộc sống thoải mái, đủ đầy của người dân. Chính vì vậy, việc công nhận sông Whanganui là một điều quan trọng và cần thiết với người dân bộ lạc Maori".
Sau khi thông tin về dự thảo luật được chính thức thông qua, các thành viên của cộng đồng Maori đã tổ chức nhảy múa, ăn mừng trước tòa nhà Quốc hội New Zealand. Chính phủ New Zealand cũng đã quyết định sẽ đóng góp 30 triệu USD (khoảng 684 tỷ đồng) để bảo tồn và cải thiện dòng sông này.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI
Morris Chang, nhà sáng lập TSMC, đã thẳng thắn nhận định chiến lược kinh doanh của Intel, cho rằng "Đội Xanh" đáng lẽ không nên bước chân vào lĩnh vực sản xuất chip và thay vào đó nên tập trung vào thị trường AI.
Chủ tịch Huawei tự hào khoe Mate 70 là điện thoại với chip 100% Made in China: "Tự chủ ngành bán dẫn đã trở thành hiện thực"