Công an TP HCM: Trung bình mỗi vụ lừa đảo trên mạng, người dân mất 5 tỉ đồng
(NLĐO) - Lừa đảo trên mạng không chỉ gây hậu quả nghiêm trọng về tài chính mà còn dẫn đến bạo lực gia đình, hoặc xấu nhất là người bị hại tự chấm dứt cuộc sống.
- Báo cáo ước tính người Việt mất 18.900 tỷ đồng vì lừa đảo trực tuyến trong năm 2024
- Nhà mạng Anh tạo ra cụ bà AI để lừa lại kẻ lừa đảo, người dân hưởng ứng nhiệt liệt
- Hội Gen Z kháo nhau về 1 ứng dụng chat mà không lo bị "check var", leak tin nhắn hay lừa đảo: Yên tâm "tám xuyên lục địa"
- Cảnh giác thủ đoạn lừa đảo tinh vi trên mạng trong dịp Tết
- Đường dây lừa đảo của Mr Pips: Nhân viên bị đánh nếu không đạt chỉ tiêu 'lùa gà'
Ngày 18-12, Công an TP HCM, Ban chuyên đề Công an TP HCM phối hợp với Hiệp hội Blockchain Việt Nam tổ chức tọa đàm "Nâng cao năng lực phòng chống tội phạm lĩnh vực tài chính trên không gian mạng".
Thượng tá Đới Ngọc Thắng, Phó Phòng Cảnh sát hình sự Công an TP HCM, cho biết tình trạng tội phạm sử dụng mạng internet để lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng ngày càng gia tăng, diễn biến phức tạp, gây thiệt hại lớn cho người dân.
Trung bình trong mỗi vụ lừa đảo, một người dân bị thiệt hại khoảng 5 tỉ đồng. Đây có thể là tiền của người bị hại hoặc tiền mà người bị hại vay mượn của người khác. Hậu quả là người dân không chỉ bị mất tiền bạc, tài sản mà còn có thể xảy ra mâu thuẫn, xung đột trong gia đình; rạn nứt tình cảm với người thân, bạn bè; thậm chí có thể dẫn đến bạo lực hoặc xấu nhất là người bị hại không chịu nổi áp lực nên tự chấm dứt cuộc sống.
Trong 9 tháng đầu năm 2024, Công an TP HCM đã tiếp nhận, thụ lý 461 vụ lừa đảo trên không gian mạng với số tiền thiệt hại lên tới khoảng 982 tỉ đồng.
Theo Thượng tá Đới Ngọc Thắng, các đối tượng lừa đảo hiện sử dụng rất nhiều thủ đoạn khác nhau. Chẳng hạn, giả danh cơ quan chức năng (công an, viện kiểm sát, tòa án, cơ quan thuế...) thông báo thông tin liên quan các đường dây tội phạm mua bán ma túy, rửa tiền, sau đó yêu cầu nạn nhân đăng nhập vào các trang dịch vụ công trực tuyến rồi xâm nhập, chiếm quyền quản lý tài khoản, lấy cắp thông tin cá nhân, chiếm đoạt tài sản...
Thượng tá Lê Minh Hải, Phó Trưởng Phòng An ninh mạng và Phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao Công an TP HCM, thông tin chỉ trong 6 tháng đầu năm nay đã có một số doanh nghiệp Việt Nam bị lây nhiễm mã độc tống tiền, mã hóa dữ liệu và đòi tiền chuộc lên đến hàng triệu USD.
Cũng theo Thượng tá Hải, hiện nay có tình trạng các đối tượng tạo lập website, trang mạng xã hội giả mạo ngân hàng để dẫn dụ người dân truy cập, cung cấp thông tin tài khoản ngân hàng rồi chiếm đoạt tiền trong tài khoản. Một chiêu thức khác là giả mạo nhân viên ngân hàng, ví điện tử gọi điện đến nạn nhân để mời chào mở thẻ tín dụng, nâng hạn mức tín dụng, tham gia đầu tư tiền ảo, chứng khoán trực tuyến...
Trước tình hình trên, Phòng An ninh mạng và Phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao sẽ tiếp tục tham mưu Công an TP HCM phối hợp với các đơn vị liên quan đề xuất Bộ Công an kiến nghị Chính phủ hoàn thiện hành lang pháp lý, bổ sung quy định về lĩnh vực an ninh mạng, tài chính, ngân hàng.
Bên cạnh đó, cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp cần chủ động ứng phó với các nguy cơ trên không gian mạng, trong đó riêng tổ chức, doanh nghiệp phải chú trọng định hướng xây dựng tiềm lực an ninh mạng.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Mạnh đến mức giải bài toán mất 10 triệu tỷ tỷ năm chỉ trong 5 phút, vì sao chip lượng tử Google vẫn "bó tay" trước các phương thức mã hóa hiện đại?
Dù Google tự hào Willow có thể giải quyết một bài toán chỉ trong 5 phút mà siêu máy tính nhanh nhất thế giới hiện nay cần tới 10 triệu tỷ tỷ năm để hoàn thành, nhưng con chip lượng tử này vẫn chưa đủ sức để phá vỡ các phương thức mã hóa hiện đại.
Bằng một hành động không thể ngờ, công ty thiết bị chip Trung Quốc thoát khỏi danh sách đen của Bộ Quốc Phòng Mỹ