LG có thể phải lo ngại trước công nghệ màn hình QLED đến từ Samsung

    Long.J,  

    Với giá thành khá cao nhưng màn hình OLED của LG vẫn lật đổ vị trí độc tôn của Sony. Nhưng có lẽ tương lai sẽ thuộc về Samsung khi hãng này quyết định bỏ qua OLED mà áp dụng thẳng công nghệ QLED cho TV.

    Đầu tiên, hãy tìm hiểu công nghệ QLED là gì?

    QLED – “Quantum dot light emitting diodes” – Có thể hiểu đơn giản là công nghệ chấm lượng tử, sử dụng các điểm ảnh chấm lượng tử (quantum dot) có kích thước từ 2 đến 10 nanomet. Cũng giống OLED, những điểm ảnh này có thể tự phát sáng mà không cần đèn nền. Với bề dày chỉ bằng 1/10000 sợi tóc, điểm ảnh chấm lượng tử phát ra màu sắc khác nhau tùy thuộc vào kích thước của chúng. Do không phải là điểm ảnh sinh học, nên QLED có độ bền cao hơn OLED, chi phí sản xuất cũng không cao và hình ảnh có nhiều ưu điểm: độ trong, độ ổn định màu sắc đều tốt hơn cả OLED. Đây cũng là loại màn hình thích hợp cho công nghệ HDR (High Dynamic Range), một trong những công nghệ được quan tâm nhất thiện nay.

    Những điểm mạnh của công nghệ QLED

    - Màu sắc chân thực: QLED có độ sáng cao hơn từ 30-40% so với công nghệ OLED hiện tại, để cho một màn hình OLED đạt được mức độ màu như QLED thì nó buộc phải sử dụng các bộ lọc màu vốn làm suy giảm tín hiệu.

    - Tiết kiệm điện năng: Tuy có độ sáng cao hơn nhưng QLED tiêu thụ ít điện năng hơn 2 lần so với OLED

    - Chi phí sản xuất thấp: Chi phí sản xuất cũng thấp hơn vì QLED không yêu cầu bất cứ bộ lọc, đèn nền hay các lớp kính tăng cường nào khác.

    - Siêu mỏng, trong suốt và cực kì mềm dẻo: QLED có thể được dùng để chế tạo các màn hình dẻo như OLED hiện tại nhưng lớp QLED rất mỏng, chỉ khoảng vài trăm nanomet nên có thể dễ dàng phủ lên các tấm plastic hay lá kim loại. Tạo ra các thiết kế hiển thị màn hình mới mà công nghệ hiện tại chưa thể đáp ứng được.

    QLED thực sự có thể đánh bại OLED hay không?

    Rõ ràng vẫn còn quá sớm để trả lời câu hỏi này. Công nghệ OLED TV của LG vẫn đang được đầu tư nghiên cứu để cải tiến nâng cấp về kích thước, giá cả.

    Trong khi đó, QLED vẫn đang trong giai đoạn thử nghiệm, Samsung vẫn chưa tiết lộ các kế hoạch kinh doanh cụ thể. Tất nhiên công nghệ chấm lượng tử dường như vẫn lý tưởng hơn sử dụng đi-ốt hữu cơ, vì vậy những triển vọng của công nghệ này trong tương lai rất đáng để chờ đợi. Để xem QLED là sự khác biệt trên thị trường, có lẽ chúng ta phải đợi từ 3-5 năm nữa.

    “Samsung dự kiến vẫn sẽ tiếp tục sản xuất TV SUHD sử dụng điểm ảnh chấm lượng tử trong 2 tới 3 năm tới, trước khi thương mại hóa TV QLED vào khoảng năm 2019. Chấm lượng tử sẽ thay thế các bộ lọc màu sắc, và trở thành một màn hình có chất lượng hình ảnh cao hơn tất cả. Chấm lượng tử sẽ kết hợp tất cả những ưu điểm của LCD và OLED" - trích lời ông Kim Hyeon-Seok, Quản lý ngành hàng Video Department, Samsung Electronics”

    Theo DigiTech

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ