Các nghiên cứu tiếp theo là cần thiết để xác nhận lại kết quả này.
Khi có một công việc quá căng thẳng (stress), không chỉ hệ thống tim mạch của bạn mới có nguy cơ bị tổn thương. Một nghiên cứu mới của Đại học Quebec, Canada chỉ ra rằng:
Những người làm việc trên 15 năm trong môi trường căng thẳng, có nguy cơ cao hơn mắc 5 loại ung thư bao gồm: ung thư phổi, dạ dày, trực tràng, ruột kết và ung thư hạch.
Công việc căng thẳng kéo dài có thể làm tăng nguy cơ mắc 5 loại ung thư
Stress đã được chứng minh sẽ gây ra một số vấn đề sức khỏe. Tuy nhiên, các nghiên cứu liên kết nó với nguy cơ mắc ung thư, trước đây, chưa bao giờ chỉ ra được kết quả rõ ràng. Một số nghiên cứu ủng hộ hướng đi đổ lỗi cho các yếu tố tâm lý làm tăng nguy cơ ung thư, nhưng một số nghiên cứu khác lại không xác nhận kết quả ấy.
Trong nhiệm vụ tiếp tục tìm kiếm câu trả lời, các nhà khoa học tại Đại học Quebec đã khảo sát tỷ lệ mắc ung thư ở hơn 3.000 người đàn ông, và mức độ căng thẳng trong công việc của họ. Các khía cạnh stress trong công việc được đo lường bao gồm: thời gian làm việc, khối lượng công việc, áp lực, vấn đề tài chính và bị đặt dưới sự giám sát.
Một vài yếu tố khác là những khó khăn và thử thách trong môi trường làm việc như: điều kiện làm việc ô nhiễm, nguy hiểm, đi lại khó khăn, xung đột với đồng nghiệp, những cuộc nói chuyện căng thẳng với khách hàng.
Nghiên cứu được thực hiện trên 3.103 bệnh nhân đã nhận chẩn đoán ung thư. Các nhà khoa học sẽ điều tra kỹ từng công việc mà họ làm trước đây, đánh giá các stress, thời gian và nguyên nhân tình trạng căng thẳng xuất hiện.
Kết quả là, những người đàn ông đã từng phải làm một công việc căng thẳng kéo dài trên 15 năm có nguy cơ cao mắc 5 bệnh ung thư bao gồm: ung thư dạ dày, phổi, trực tràng, ruột kết và ung thư hạch.
Rất may mắn cho những ai làm việc dưới 15 năm trong môi trường stress cao, các nhà khoa học không tìm thấy mối liên hệ khiến nguy cơ mắc ung thư của họ tăng lên.
Nguyên nhân được giải thích một phần từ việc căng thẳng sẽ khiến người lao động bắt đầu học được nhiều thói quen không lành mạnh, ví dụ như hút thuốc lá, uống rượu… Những yếu tố này thì đã được chứng mình làm tăng nguy cơ mắc ung thư.
Nghiên cứu chỉ ra một số nhóm nghề nghiệp có môi trường lao động căng thẳng nhất bao gồm: cảnh sát chữa cháy, kỹ sư công nghiệp, công nhân cơ khí, công nhân sửa xe, đường sắt.
Giảm căng thẳng trong công việc là điều luôn được các chuyên gia y tế khuyến cáo với người lao động
Tiến sĩ Blanc-Lapierre, tác giả nghiên cứu cho biết: “Mối liên hệ giữa tâm lý căng thẳng tại nơi làm việc- trong suốt sự nghiệp một người – và ung thư ở nam giới chưa từng được đánh giá trước đây”. Nghiên cứu của ông và các đồng nghiệp là lần đầu tiên họ đưa ra cảnh báo.
Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cũng cho biết đây chỉ là một nghiên cứu quan sát đơn thuần, chưa chứng minh được cơ chế gây ra ung thư của stress, dĩ nhiên là nếu nó có thực. Họ nói rằng các nghiên cứu tiếp theo là cần thiết để xác nhận lại kết quả này.
Mặc dù vậy, giảm căng thẳng trong công việc là điều luôn được các chuyên gia y tế khuyến cáo với người lao động. Các nhà khoa học tại Trường Y Harvard đã đưa ra được bằng chứng rõ ràng cho thấy stress sẽ khiến một người tăng nguy cơ mắc bệnh tim và phát triển đột quỵ.
Đặt trong so sánh, tim mạch và đột quỵ là hai căn bệnh gây tử vong hàng năm nhiều nhất trên thế giới. Trong khi đó, loại ung thư giết nhiều người nhất mỗi năm, ung thư phổi chỉ xếp ở vị trí thứ 5 trong danh sách.
Tham khảo Dailymail
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Vì sao các nữ phi hành gia phải uống thuốc tránh thai trước khi bước vào cuộc hành trình xa xôi trong không gian?
Việc các nữ phi hành gia sử dụng thuốc tránh thai trước khi thực hiện các nhiệm vụ không gian là một biện pháp nhằm đảm bảo sức khỏe, an toàn và hiệu suất làm việc của họ. Mặc dù có một số hạn chế, nhưng đây vẫn là một giải pháp được nhiều người lựa chọn trong điều kiện hiện tại.
Bị Mỹ cấm vận đủ đường, nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi vẫn hết lời khen ngợi: "Mỹ đã thiết lập một chuẩn mực trên toàn thế giới"