Cretoxyrhina: Loài cá mập thời tiền sử còn đáng sợ hơn cả Megalodon

    Đức Khương,  

    Khi nói tới cá mập tiền sử, chắc hẳn mọi người đều nghĩ tới Megalodon, nhưng trên thực tế, đại dương thời tiền sử còn tồn tại một loài cá mập khác còn đáng sợ hơn rất nhiều, đó là loài Cretoxyrhina.

    Trong ấn tượng của mọi người, đại dương thời kỳ Đại Trung sinh dường như là thế giới của các loài bò sát biển như Ichthyosaurs, Shanglong, Mosasaur và các loài ngư long khác nhau lần lượt xuất hiện để cai trị biển cả.

    Ngoài những loài bò sát biển lớn kể trên, những loài cá cũng tham gia vào cuộc chiến tranh sinh tồn và giành quyền cai trị biển cả và loài cá mập lại chiếm được ưu thế trong cuộc chiến này. Trong kỷ Phấn trắng muộn, sự xuất hiện của cá mập Cretoxyrhina dường như đã thông báo về sự thay đổi "ngai vàng" của kẻ thống trị biển cả.

    Châu Mỹ trong quá khứ được mệnh danh là "Tân Thế Giới" bởi nơi đây được xem là miền đất hứa của những người Châu Âu khi mới đặt chân tới châu lục này. Khi những người đầu tiên đến miền Tây Hoa Kỳ, họ đã tìm thấy một số lượng lớn các hóa thạch, bao gồm cả những mẫu vật hóa thạch răng lớn nhô ra khỏi mặt đất.

    Cretoxyrhina: Loài cá mập thời tiền sử còn đáng sợ hơn cả Megalodon - Ảnh 1.

    Jean Louis Rodolphe Agassiz là một nhà sinh vật học và nhà địa chất người Thụy Sĩ được công nhận là một học giả sáng tạo và có uy tín về lịch sử tự nhiên của Trái Đất, đồng thời cũng là người đặt tên cho loài cá mập Cretoxyrhina.

    Năm 1843, nhà sinh vật học người Thụy Sĩ Louis Agassiz đã nhận ra rằng những chiếc răng này thuộc về một loại cá mập lớn nào đó, nhưng vì chỉ tìm thấy răng nên ông không thể mô tả được hình dáng và thói quen của loài vật này. Sau khi Agassiz xác định được những chiếc răng này thuộc về loài cá mập thì ngày càng có nhiều hóa thạch được phát hiện. Nhưng mẫu hóa thạch hoàn chỉnh và nổi tiếng nhất của loài này là do một thợ săn hóa thạch có tên Charles H. Sternberg tìm thấy ở Gove County, Kansas. Mẫu hóa thạch này bao gồm hơn 250 chiếc răng và các đốt xương sống được liên kết với nhau hoàn hảo tới mức khó tin, tổng chiều dài của mẫu hóa thạch này lên tới 6,1 mét.

    Phát hiện của Sternberg có giá trị khảo cổ rất lớn bởi cá mập là loài cá sụn nên các xương và đốt sống của chúng rất khó bảo quản, bởi vậy việc phát hiện ra mẫu hóa thạch như thế này là điều gần như không tưởng.

    Cretoxyrhina: Loài cá mập thời tiền sử còn đáng sợ hơn cả Megalodon - Ảnh 2.

    Mẫu hóa thạch của loài cá mập Cretoxyrhina.

    Agassiz là người đầu tiên nhận ra những hóa thạch răng thuốc về loài cá mập, bởi vật ông cũng đặt tên luôn cho loài này là Cretoxyrhina với “creto” là viết tắt của kỷ Phấn trắng và “Oxyrhina” có nghĩa là hình mũi nhọn, gai nhọn, tên đầy đủ của loài cá mập này là Cretoxyrhina mantelli.

    Ước tính từ những mẫu hóa thạch phát hiện được, loài cá mập Cretoxyrhina có thể dài tới 7 mét và nặng khoảng 3,5 tấn, lớn hơn cả loài cá mập trắng lớn lớn nhất hiện nay. Có thể nói, loài cá mập Cretoxyrhina và cá mập trắng lớn hiện đại được coi là họ hàng xa của nhau, tuy nhiên giữa chúng không có mối quan hệ tiến hóa trực tiếp nhưng chúng thuộc cùng một bộ.

    Cretoxyrhina: Loài cá mập thời tiền sử còn đáng sợ hơn cả Megalodon - Ảnh 3.

    So sánh kích thước cơ thể giữa cá mập Cretoxyrhina mantelli và con người.

    Cretoxyrhina: Loài cá mập thời tiền sử còn đáng sợ hơn cả Megalodon - Ảnh 4.

    Cá mập mako được coi là loài có hình dáng gần như tương tự loài cá mập Cretoxyrhina mantelli.

    Loài cá mập tiền sử Cretoxyrhina được cho là có vẻ ngoài tương tự như loài cá mập mako hiện đại, với cơ thể thuôn dài có thể giảm lực cản trong nước. Cá mập Cretoxyrhina sở hữu một cái đầu khổng lồ với đôi mắt to đen láy, đằng sau miệng là một dãy mang xếp dọc, vây lưng hình tam giác và vây ngực dài ở hai bên thân. Ngoài ra chúng còn sở hữu một cái đuôi lớn hình lưỡi liềm.

    Điều đáng sợ nhất của cá mập Cretoxyrhina là cái miệng khổng lồ đầy răng của nó. Bên trong khoang miệng của chúng là 7 hàng răng sắc nhọn ở mỗi hàm. Mỗi hàng răng bao gồm 34 đến 36 răng với tổng số hơn 500 chiếc răng cùng nhau tồn tại trong khoang miệng.

    Hàm răng của Cretoxyrhina dài nhọn, có cạnh sắc nhưng không có cấu trúc răng cưa, răng của chúng có độ dài trung bình hơn 6 cm, tương đương với chiều dài ngón tay út của chúng ta. Với hàm răng đáng sợ như vậy, loài cá mập này hoàn toàn thích hợp để săn những con mồi lớn như các loài bò sát biển.

    Và cũng chính bởi hàm răng đáng sợ đó mà loài cá mập này còn có một cái tên không chính thức khác là Cá mập Ginsu, Ginsu là một thương hiệu dao ở Hoa Kỳ và luôn được quảng cáo rằng có thể cắt gọt được gần như mọi thứ.

    Cretoxyrhina: Loài cá mập thời tiền sử còn đáng sợ hơn cả Megalodon - Ảnh 5.
    Cretoxyrhina: Loài cá mập thời tiền sử còn đáng sợ hơn cả Megalodon - Ảnh 6.

    Cá mập ngày nay là loài săn mồi hàng đầu dưới đại dương và đứng đầu chuỗi thức ăn dưới biển. Vào kỷ Phấn trắng muộn, đặc biệt là ở vùng biển nội địa phía tây nơi tìm thấy hóa thạch cá mập Cretoxyrhina, mặc dù có nhiều loài ăn thịt lớn khủng khiếp và đáng sợ sinh sống nhưng loài cá mập này vẫn chiếm được một vị trí nhất định dưới đại dương cổ đại.

    Cretoxyrhina là loài cá mập rất hung dữ và háu ăn, chúng sẽ tấn công tất cả những con mồi xuất hiện trong tầm nhìn của chúng, con mồi của chúng không chỉ có cá, rùa, cá sấu mà còn có cả những con Plesiosaurs lớn, Mosasaurus và thậm chí cả những con thằn lằn bay. Trong mẫu hóa thạch cá mập Cretoxyrhina có số hiệu KWP 247, các nhà cổ sinh vật học đã phát hiện ra phần hàm của cá kiếm cổ đại - một loài cá săn mồi lớn hung dữ và có kích thước tương tự như cá mập Cretoxyrhina.

    Cretoxyrhina: Loài cá mập thời tiền sử còn đáng sợ hơn cả Megalodon - Ảnh 7.
    Cretoxyrhina: Loài cá mập thời tiền sử còn đáng sợ hơn cả Megalodon - Ảnh 8.

    Mẫu hóa thạch cá mập Cretoxyrhina có số hiệu KWP 247 cho thấy cá kiếm cổ đại cũng là con mồi của loài cá mập phàm ăn này.

    Các nhà cổ sinh vật học còn phát hiện ra vết cắn của loài cá mập Cretoxyrhina trong mẫu hóa thạch xương sống của một con Mosasaur non có số hiệu KUVP 1094. Một nhóm hóa thạch khác được đánh số FHSM VP-13283 thuộc về loài Platecarpus cũng sở hữu những vết cắn tương tự của loài cá mập Cretoxyrhina.

    Các nhà cổ sinh vật học thậm chí còn tìm thấy dấu vết những vết cắn của cá mập Cretoxyrhina trong một mảnh hóa thạch của loài Tylosaurus. Điều này cho thấy loài cá mập "điên rồ" này không chỉ tấn công những con mồi cùng kích thước mà còn dám thách thức "vị vua" của vùng biển nội địa phía tây thời cổ đại.

    Cretoxyrhina: Loài cá mập thời tiền sử còn đáng sợ hơn cả Megalodon - Ảnh 9.

    Platecarpus là một chi thương long thủy sinh đã tuyệt chủng sống khoảng 84-81 triệu năm trước trong thời kỳ giữa Santonia đến sơ khai của thời kỳ kỷ Phấn trắng. Hóa thạch đã được tìm thấy ở Hoa Kỳ và một mẫu vật có thể có ở Bỉ và Châu Phi.

    Cretoxyrhina: Loài cá mập thời tiền sử còn đáng sợ hơn cả Megalodon - Ảnh 10.
    Cretoxyrhina: Loài cá mập thời tiền sử còn đáng sợ hơn cả Megalodon - Ảnh 11.

    Tylosaurus là loài thằn lằn biển ăn thịt lớn có liên quan chặt chẽ với thằn lằn hiện đại và rắn. Tylosaurus là 1 loài bò sát biển rất lớn, dài từ 13-14m, nặng từ 20-30 tấn.

    Cretoxyrhina: Loài cá mập thời tiền sử còn đáng sợ hơn cả Megalodon - Ảnh 12.

    Cretoxyrhina sống trong kỷ Phấn trắng muộn, từ 100 đến 80 triệu năm trước, chúng phân bố khắp thế giới, nhưng tập trung đông nhất tại vùng biển nội địa phía tây. Nhìn từ góc độ giải phẫu hàm răng, cá mập Cretoxyrhina có những đặc điểm tương tự như cá mập mako ngày nay.

    Cretoxyrhina: Loài cá mập thời tiền sử còn đáng sợ hơn cả Megalodon - Ảnh 13.
    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ