Nếu được sinh ra và lớn lên tại các quốc gia châu Á vào những năm 90s, chắc hẳn bạn đã quá quen với lọ cao con hổ, đầy mùa bạc hà ấm nóng của ông bà.
Tiger Balm, hay dầu cao con hổ là sản phẩm của Aw Chu Kin (? - 1908), một đại phu gốc ở Hạ Môn, Trung Quốc. Ông cùng hai con trai là Boon Par và Boon Haw đã có công phát triển sản phẩm và tạo dựng thương hiệu Tiger Balm. Tương truyền, loại dầu này được làm theo công thức cổ của các lang y, chuyên dùng cho vua chua Trung Hoa.
Aw Chu Kin
Hiếm có vị thuốc Á Đông nào có thể xây dựng được nhãn hiệu riêng, có sức sống bền bỉ và nổi tiếng như Tiger Balm. Theo ước tính, gần 1/3 dân số thế giới đã sử dụng loại dầu này trong 100 năm qua.
Tuy không phải loại thuốc phổ biến ở phương Tây, người ta vẫn quen gọi Tiger Balm là "soothing balm (dầu làm dịu), có tác dụng rất tốt với những chứng bệnh lặt vặt như đau nhức xương khớp, hắt hơi sổ mũi hoặc côn trùng đốt.
Tiger Balm (dầu con hổ) chỉ đơn giản là tên gọi chứ không chưa bất cứ thành phần gì liên quan đến con hổ. Nó được đặt tên theo con trai Boon Haw của thầy thuốc Aw Chu Kin, có nghĩa là "con hổ hiền lành".
Được sử dụng rộng rãi ở châu Á từ cả trăm năm trước, Tiger Balm chứa một số loại dầu như bạc hà, đinh hương, cajuput... Tất cả được hòa trộn để tạo ra mùi hương dễ chịu, cảm giác ấm áp khi tiếp xúc với da và hơn hết, khiến não của chúng ta bị phân tâm.
Theo một bài viết của Wired, Tiger Balm không thực sự tấn công vào nguồn gây đau đớn hoặc nhức mỏi, mùi hương và cảm giác mà nó tạo ra khiến não bị đánh lạc hướng, giảm những triệu chứng mà cơ thể đang mắc phải.
Cả trăm năm qua, Tiger Balm được mệnh danh là thứ thuốc bình dân mà thần kỳ, có thể "chấp hết" các chứng đau mỏi cơ khớp, bong gân, đau đầu, ngạt mũi, đầy hơi... Đôi khi cảm thấy cơ thể không được khỏe, mở nắp ra hít hà cũng cảm thấy khá hơn.
Vicky Wong, một nhà báo người Anh gốc Hoa cho biết: "Mỗi khi người thấy mùi [Tiger Balm], tôi lại nhớ đến bà nội. Bất kể đau họng, cảm, chảy máu mũi, muỗi đốt - bà sẽ lấy dầu con hổ bôi cho tôi".
Không chỉ có tác dụng dược lý, Tiger Balm còn được dùng để đuổi muỗi, chống mối, gián, thậm chí còn dùng như chất tẩy cho những vết bẩn cứng đầu.
Đến nay, Tiger Balm được đăng ký nhãn hiệu ở 145 quốc gia, mỗi lần cho phép mua tối đa 100 hộp. Những người nổi tiếng như Lady Gaga hay Gwyneth Paltrow chỉ là 2 trong nhiều ngôi sao yêu thích và ủng hộ Tiger Balm.
Ở Việt Nam, chúng ta quen thuộc hơn với sản phẩm có tên gọi và thành phần tương tự: Bạch hổ hoạt lạc cao, hay cao bạch hổ. Được bán rộng rãi tại hầu hết nhà thuốc trên toàn quốc với giá 19.000 đồng.
Bạch hổ hoạt lạc cao
Dưới đây là video về quá trình sản xuất Tiger Balm của kênh Discovery:
Lịch sử và quá trình sản xuất Tiger Balm
Tham khảo Nextshark, Wired
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Samsung và cuộc cách mạng AI: Hệ sinh thái toàn diện từ TV đến điện thoại di động đã thay đổi đời sống của người tiêu dùng như thế nào?
Với chiến lược toàn diện, Samsung đã sẵn sàng cho một cuộc cách mạng công nghệ tiếp theo, nơi AI đóng vai trò trung tâm. “Ông lớn" Hàn Quốc chứng minh trí tuệ nhân tạo không chỉ là một tính năng trong các thiết bị, mà còn là cốt lõi trong chiến lược đổi mới của họ.
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI