Cuộc phiêu lưu ở Nam Cực của một chú mèo mang tên Chippy

    Đức Khương,  

    Các câu chuyện về những chú chó đến Nam Cực để kéo xe luôn thu hút được sự chú ý của mọi người, thế nhưng việc mèo đặt chân đến Nam Cực có lẽ là điều mà không phải ai cũng biết tới hay từng được nghe qua.

    Năm 1898, Carsten Borchgrevink lần đầu tiên sử dụng đội xe chó kéo ở Nam Cực để vận chuyển nhân lực và hàng hóa. Năm 1911, 97 con chó kéo xe của Roald Amundsen cũng đã chở ông và các thành viên trong nhóm của ông tới cực nam của Trái Đất, nhưng sau đó chỉ có 14 con hoàn thành toàn bộ hành trình và trở về căn cứ. Năm 1992, trước khi “Nghị định thư về bảo vệ môi trường đối với Hiệp ước Nam Cực” (Protocol on Environmental Protection to the Antarctic Treaty) có hiệu lực (hiệp ước quy định rằng chó kéo xe trượt tuyết bị cấm di chuyển tại lục địa Nam Cực), tổng cộng có hơn 1.400 con chó đã làm việc ở đây.

    Cuộc phiêu lưu ở Nam Cực của một chú mèo mang tên Chippy - Ảnh 1.

    So với những con chó kéo xe, những con mèo đã đến Nam Cực có thể được coi là một trong số ít. Chỉ có một vài con mèo tới Nam Cực được đặt tên và được ghi chép lại. Năm 1960, chú mèo Ginge của nước Anh được gửi đến Trạm Nghiên cứu Nam Cực của Anh trên đảo Signy. Trên thực tế. những con mèo được gửi đến Nam Cực chẳng có ích lợi hay hỗ trợ gì trong việc nghiên cứu, nhưng chúng lại có vai trò làm người bầu bạn và xoa dịu trái tim cô đơn của các thành viên trong nhóm thám hiểm khoa học.

    Cuộc phiêu lưu ở Nam Cực của một chú mèo mang tên Chippy - Ảnh 2.

    Ginge.

    Trên thực tế, để di chuyển ở lục địa Nam Cực những chú chó kéo xe luôn phải ở trong cái lạnh và bão tuyết đôi khi lên tới âm 30 độ C, nhưng chúng lại không được chui vào những căn phòng ấm áp trong căn cứ mà phải ngủ ở ngoài trời. Khi cần vận chuyển hàng hóa và người, chúng phải chạy liên tục hàng chục km trong tuyết có khi sâu đến cả nửa mét và luôn phải chịu đòn roi. Khi gặp thảm họa, những con chó kéo xe này đôi lúc lại trở thành những nạn nhân đầu tiên, chúng bị giết vì thiếu khẩu phần ăn hoặc trở thành thức ăn cho người và những con chó kéo xe khác và đó cũng chính là lý do “Nghị định thư về bảo vệ môi trường đối với Hiệp ước Nam Cực”được ra đời.

    Cuộc phiêu lưu ở Nam Cực của một chú mèo mang tên Chippy - Ảnh 3.

    Trong khi đó những con mèo ở Nam Cực lại có số phận hoàn toàn khác, chúng được yêu thương, ăn thức ăn của con người, ở trong những căn phòng ấm áp và luôn cảm thấy thoải mái. Trong lịch sử nghiên cứu khoa học Nam Cực, “địa vị” của loài mèo luôn được ưu ái và chúng hiếm khi trải qua những giây phút sinh tử như loài chó. Việc ngắm nhìn Nam Cực phủ đầy tuyết qua kính cửa sổ mỗi ngày được coi là chuyến phiêu lưu lớn nhất trong đời của chúng.

    Cuộc phiêu lưu ở Nam Cực của một chú mèo mang tên Chippy - Ảnh 4.
    Cuộc phiêu lưu ở Nam Cực của một chú mèo mang tên Chippy - Ảnh 5.

    Năm 1962, Kista, một con mèo cưng thuộc Nhóm nghiên cứu Nam Cực của Anh.

    Tuy nhiên  trong số đó lại có một chú mèo mang tên Mrs. Chippy lại có số phận hoàn  toàn khác với những đồng loại của mình, nó đã trở thành một huyền thoại với những phút giây sinh tử cùng đoàn thám hiểm Shackleton vào năm 1914.

    Mặc dù có tên là Mrs. Chippy, thế nhưng nó lại là một con mèo đực, nó ban đầu là thú cưng của Harry "Chippy" McNish, thợ mộc của tàu Endurance ("Chippy" là một thuật ngữ thông tục của người Anh đối với thợ mộc). Trong khi McNish đang chuẩn bị đồ để lên đường, con mèo này lại nằm cuộn tròn ngủ trên một trong những hộp đựng dụng cụ và được đưa lên  tàu. Do đó, nó đã vô tình trở thành một “thiết bị” tiêu diệt loài gặm nhấm bằng xương bằng thịt trên tàu nghiên cứu khoa học Endurance. Tàu Endurance khởi hành từ London vào ngày 1 tháng 8 năm 1914, mang theo 30 thành viên đoàn, 96 con chó và vô tình có 1 con mèo trong một chuyến thám hiểm Nam Cực.

    Cuộc phiêu lưu ở Nam Cực của một chú mèo mang tên Chippy - Ảnh 6.

    Mrs. Chippy và Perce Blackborow.

    Vào ngày 26 tháng 8 cùng năm, Endurance đến cảng Buenos Aires, Argentina, để nhận nguồn cung cấp cuối cùng. Trong khi cập cảng, một thanh niên 19 tuổi người Anh tên là Perce Blackborow, với sự giúp đỡ của những người bạn đồng hành đã bí mật trốn vào con tàu và không bị phát hiện cho đến ba ngày sau khi con tàu đã nhổ neo. Dù sao thì đuổi một người trên tàu xuống trong lúc đang khởi hành cũng là điều không thể, nên Shackleton yêu cầu Perce Blackborow làm những công việc vặt trên thuyền, chủ yếu chịu trách nhiệm phục vụ trà nước để có công ăn việc làm. Và cũng không mất nhiều thời gian để Perce Blackborow trở thành người bạn thân thứ hai của Mrs. Chippy. Bức ảnh của hai người họ thậm chí là hình ảnh duy nhất của Mrs. Chippy trong cuộc thám hiểm này.

    Cuộc phiêu lưu ở Nam Cực của một chú mèo mang tên Chippy - Ảnh 7.

    Vào một đêm khi tàu đang đến gần với Nam Cực, Mrs. Chippy có lẽ đột nhiên cảm thấy rằng việc lên con tàu này là một quyết định sai lầm. Nó đã nhảy thẳng từ trên tàu xuống nước, nhưng may mắn thay, đó là một đêm biển lặng, thuyền trưởng hải quân Lt Hubert Hudson đang làm nhiệm vụ đã tinh ý phát hiện điều bất thường, ông cho tàu từ từ tiếp cận và cứu sống được nó.

    Cuộc phiêu lưu ở Nam Cực của một chú mèo mang tên Chippy - Ảnh 8.

    Trong quá trình sinh sống ở trên tàu, Mrs. Chippy là một thợ săn cực kỳ xuất sắc và hầu hết những con chuột trên tàu đều bị nó giết, nhưng nó cũng là một con mèo vô cùng láu cá, Mrs. Chippy thích chọc tức những con chó kéo xe đang nằm trong cũi. Nó thường xuyên nhảy lên nóc chuồng chó rồi thò chân vào trêu chúng, và cũng không cần phải nói, mọi con chó trong chuyến thám hiểm này đều ghét nó ra mặt.

    Cuộc phiêu lưu ở Nam Cực của một chú mèo mang tên Chippy - Ảnh 9.

    Ngay sau khi tiến vào vùng biển Nam Cực, thủy thủ đoàn trên tàu phát hiện ra rằng họ không thể vượt qua vành đai băng trôi và cập bến trên lục địa Nam Cực. Lúc đầu, Shackleton cũng hy vọng có thể lần theo các vết nứt băng và đợi nhiệt độ ở Nam Cực tăng lên vào mùa hè, biết đâu sẽ tìm được cơ hội tốt. Tuy nhiên, con tàu dần bị nhấn chìm bởi biển băng khó lường và trôi dạt ở vùng biển gần lục địa Nam Cực. Nhiệt độ giao mùa cũng giảm xuống nhanh chóng. Vào ngày 8 tháng 1, Endurance hoàn toàn mắc kẹt trong biển băng.

    Endurance thời điểm đó thường xuất hiện những tiếng “cót két” khủng khiếp dưới lớp băng biển tồn đọng. Shackleton sau đó đã quyết định chuyển tất cả đàn chó đến một bề mặt băng an toàn ở gần đó, còn chú mèo của chúng ta lại bị bỏ lại trên tàu. Phần lớn thời gian, nó chỉ trốn dưới boong tàu, nơi không có băng tuyết và thỉnh thoảng chạy lên boong để xem mọi người đang làm gì.

    Cuộc phiêu lưu ở Nam Cực của một chú mèo mang tên Chippy - Ảnh 10.

    Khoảng thời gian sống vất vả này đã khiến cho trọng lượng của hầu hết các thuyền viên đều giảm đáng kể, ngoại trừ Mrs. Chippy, nó đã tăng lên gần 4,4 kg (nhiều thuyền viên đã bí mật cho nó ăn nhiều lần trong một ngày vì cảm thấy tội nghiệp).

    Nhưng một số người lại khác, họ cảm thấy vô cùng ngừa mắt với con mèo này, đặc biệt là John Vincent, anh ta cảm thấy Mrs. Chippy vô cùng phiền toái và đã có lần gần như ném thẳng Mrs. Chippy vào cũi để cho con chó ăn. May mắn thay, đã có người phát hiện ra tình huống kịp thời, và cứu Mrs. Chippy khỏi cái chết.

    Tuy nhiên, lớp băng tan vào mùa xuân cuối cùng đã “bóp chết” con tàu Endurance. Sau tiếng "cạch" chói tai, phần ke của con tàu bị ép ra, và toàn bộ thân tàu ngay lập tức biến thành một đống mảnh vỡ. Mặc dù mọi người đã được sơ tán đến một vài tảng băng vẫn còn nguyên vẹn, nhưng nguồn lương thực dự trữ phần lớn đã bị chìm theo con tàu.

    Vào ngày 29 tháng 10 năm 1915, Shackleton cuối cùng đã phải quyết định bắn các con vật theo từng đợt để giảm lượng thức ăn tiêu thụ. Ông viết trong nhật ký: “Chiều nay, ba chú chó nhỏ nhất của Sallie, Sue's Sirius và con mèo Chippy đã bị bắn. Chúng tôi không thể tiếp tục duy trì những sinh mạng nhỏ bé này trong điều kiện hiện tại. Macklin và Crean (những người thực hiện quá trình xử lý) và người thợ mộc dường như cảm thấy rất nặng nề khi mất đi những người bạn của mình”.

    Quyết định của Shackleton trên thực tế là một hành động hoàn toàn đúng đắn, sau đó, một loạt quyết định cuối cùng đã cứu toàn bộ nhóm thám hiểm khoa học khỏi sự tuyệt vọng. Đội chó kéo xe và Chippy đã đánh đổi mạng sống của mình để cứu sống toàn bộ đội thám hiểm khoa học.

    Cuộc phiêu lưu ở Nam Cực của một chú mèo mang tên Chippy - Ảnh 11.

    Sau chuyến thám hiểm, người thợ mộc cuối cùng đã định cư ở New Zealand và qua đời ở đó vào năm 1930.

    Năm 2004, Hiệp hội Nam Cực New Zealand đã đặt một bức tượng đồng của Chippy tại nghĩa trang McKinnish’s Calorie Cevey ở Wellington để tưởng nhớ McNish và con mèo của ông.


    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ