Cuối cùng chúng ta cũng biết được bí mật về thứ đã tạo ra dung nham ở núi lửa Yellowstone

    Tấn Minh,  

    Siêu núi lửa Yellowstone với lòng chảo đầy ám ảnh - thùng thuốc súng đẹp nhất hành tinh - sôi sùng sục bên dưới vẻ huyền bí và hùng vỹ của công viên quốc gia cùng tên tại Mỹ.

    Bằng cách sử dụng các siêu máy tính để dựng hình hành vi của hai buồng magma nằm khuất bên dưới bề mặt của Yellowstone, các nhà khoa học đã xác định được một "vùng chuyển tiếp" nơi các khối magma gần như tiếp xúc với nhau.

    Tại đây, chúng hình thành một phiến đá lớn bị ép bởi áp lực, có thể chính là thứ cung cấp chất đốt cho những vụ nổ kinh hoàng của siêu núi lửa này.

    "Chúng tôi nghĩ rằng cấu trúc này là thứ đã tạo nên hiện tượng núi lửa bazan ryolit tại vùng nóng của Yellowstone, bao gồm cả việc phun trào siêu núi lửa" - nhà địa chất học Ilya Binderman từ Đại học Oregon cho biết.

    "Nó như một 'vườn ươm', nơi địa chất học và hóa thạch học phù hợp với các sản phẩm thuộc núi lửa"

    Cuối cùng chúng ta cũng biết được bí mật về thứ đã tạo ra dung nham ở núi lửa Yellowstone - Ảnh 1.

    Binderman và nhóm của ông phát hiện "kho đạn dược" tự nhiên dưới lòng đất nói trên bằng cách chạy các giả lập dựa trên nghiên cứu gần đây của các nhà khoa học tại Đại học Utah - những người đã sử dụng kỹ thuật dựng hình địa chất để phát hiện ra không chỉ một và đến hai buồng chứa magma khổng lồ chôn sau bên dưới lớp vỏ của lòng chảo Yellowstone.

    Để khảo sát hai căn phòng chứa đầy đá nóng chảy và hiểu được mối quan hệ trong việc dịch chuyển magma giữa chúng, Binderman và các cộng sự đã chạy các giả lập máy tính dựng lại quá trình tiến hóa về lý thuyết trong hơn 7 triệu năm của Yellowstone và xem làm thế nào từng căn phòng riêng biệt kia được hình thành.

    Những con số cho thấy cách giải thích địa chấn hoàn toàn không sai, với việc các giả lập lặp đi lặp lại đã tạo ra hai phòng magma phân cách bởi một vùng chuyển tiếp tạo thành từ thứ được gọi là tấm lót vỏ giữa, chứa magma nguội, kẹp giữa bởi các bể chứa nóng và đặc sệt hơn nhiều.

    Theo kết quả dựng hình thì kệ đá này nằm khoảng 10 km dưới bề mặt của Yellowstone và dày khoảng từ 10 đến 15 km.

    Tấm lót được tạo thành từ đá gabbro đông cứng - một loại đá hình thành từ magma nguội, và các nhà nghiên cứu cho biết hiện tượng này có lẽ cũng xuất hiện trên nhiều siêu núi lửa khác vòng quanh thé giới.

    Vì nghiên cứu này chủ yếu dựa vào các kết quả giả lập, chúng ta chỉ có thể giả thiết về sự tồn tại của tấm lót vỏ giữa. Nhưng xét việc dữ liệu này xác nhận hoạt động địa chấn của lòng chảo, nhóm nghiên cứu nghĩ phát hiện của họ sẽ cho thấy Magma đóng vai trò thế nào bên trong một siêu núi lửa.

    Và dù những thông tin trên không cho chúng ta biết làm sao và khi nào Yellowstone sẽ bùng nổ, nó giúp chúng ta ngày một hiểu rõ hơn về một biến cố có khả năng biến cả hành tinh thành một mùa đông thảm họa núi lửa.

    Tham khảo: ScienceAlert

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ