Đại biểu Quốc hội kiến nghị nên để đại học FPT tiếp tục thí điểm Bitcoin

    Trần Dũng, Theo Trí Thức Trẻ 

    Ông Lê Công Nhường cho rằng, Chính phủ, NHNN nên cho đại học FPT tiếp tục triển khai thí điểm Bitcoin với sinh viên nước ngoài trong một thời gian nhất định để đánh giá hiệu quả, tác động với xã hội, từ đó đưa ra phương án tiếp theo.

    Ngày 1/11, Quốc hội tiếp tục thảo luận về các vấn đề liên quan tới phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam năm 2017 – 2018. Phát biểu thảo luận tại hội trường, đại biểu Lê Công Nhường thuộc đoàn Bình Định cho rằng, cách mạng công nghệ 4.0 đang tác động mạnh vào nền kinh tế Việt Nam cả về mặt thuận lợi lẫn bất lợi.

    “Nền kinh tế Việt Nam có năng suất thấp, không có những tập đoàn, công ty nào hàng đầu thế giới, nến việc áp dụng công nghệ vẫn còn rất hạn chế. Vì thế, trong cuộc cách mạng công nghệ 4.0 này, vị thế của Việt Nam sẽ tùy thuộc vào việc chúng ta có biết nắm bắt cơ hội, lợi thế của người đi sau hay không”, ông Nhường đánh giá.

    Cũng liên quan tới công nghệ, vị đại biểu Quốc hội này đánh giá thêm về vấn đề đồng tiền ảo bitcoin . Theo ông, mới đây có sự kiện đại học FPT định thu tiền sinh viên nước ngoài bằng đồng tiền ảo bitcoin đã bị NHNN “tuýt còi”.

    Ông Nhường nhận xét, bitcoin và tiền điện tử hiện là một chủ đề rất nóng trong giới tài chính nói riêng và toàn xã hội nói chung. Hiện một số nước đã công nhận là phương tiện thanh toán như Nhật Bản, Phần Lan. Trong năm qua, Thủ tướng chính phủ đã ban hành khung đề án hoàn thiện pháp lý và xử lý các loại tài sản ảo, tiền ảo và tiền điện tử. Tuy nhiên, để bắt kịp với xu thế toàn cầu, Chính phủ nên tìm lời giải sớm trong bối cảnh hợp đồng mua bán đã diễn ra nhộn nhịp.

    Tôi kiến nghị Chính phủ nên cho đại học FPT triển khai thí điểm với sinh viên nước ngoài và trong một thời gian nhất định. Từ đó chúng ta đánh giá hiệu quả, tác động xã hội để tìm kiếm các phương án tiếp theo”, đại biểu Nhường phát biểu

    Bên cạnh các vấn đề công nghệ, đại biểu Quốc hội còn băn khoăn nhiều vấn đề đang ảnh hưởng lớn tới các DN trong nước như còn nhiều giấy phép con, đoàn kiểm tra gây nhiều phiền hà cho DN, số lượng đoàn kiểm tra liên quan đến quản lý thị trường, đo lường, an toàn thực phẩm,… phải tiếp mỗi năm quá nhieuè, nội dung kiểm tra thì trùng lắp và chồng chéo, quy định xuất nhập khẩu làm khó doanh nghiệp, gây ách tắc hàng hóa,…

    Cần tránh tình trạng "Chính phủ ngày càng kiến tạo, còn khâu thực thi 'hành' ngày càng bạo", đại biểu Nhường phát biểu.

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày