Đại diện cấp cao của Fujifilm: "Chúng tôi sẽ không bao giờ sản xuất máy ảnh Fullframe!"
Tại hội chợ ngành ảnh Photokina 2018 vừa diễn ra tại Cologne, Đức, phóng viên của trang DPreview đã có cơ hội phỏng vấn ông Toshihisa Iida, đại diện cấp cao của hãng máy ảnh Fujifilm. Ông đã trả lời một số câu hỏi về các sản phẩm vừa được ra mắt tại hội chợ, cũng như những định hướng về phát triển trong tương lai.
- Ông có cho rằng Photokina là một sự kiện quan trọng với Fujifilm?
Có, tại Photokina 2010 chúng tôi ra mắt chiếc X100, vào 2012 thì là chiếc máy ảnh không gương lật với khả năng thay đổi ống kính đầu tiên, còn 2016 thì chúng tôi đã công bố chiếc máy Medium format đầu tay - GFX50S.
- Giờ tất cả các hãng làm DSLR (ngoại trừ Ricoh) đã chuyển sang làm máy ảnh không gương lật Full-frame, ông có nghĩ rằng Fujifilm cũng sẽ làm điều tương tự?
Không bao giờ, vì chúng tôi chưa bao giờ có ý định làm việc đó. Hiện tại chúng tôi đã có 2 hệ thống máy ảnh APS-C và Medium format rất tuyệt vời, việc ra mắt thêm máy Full-frame sẽ làm người dùng thêm 'rối', làm giảm lượng bán của tất cả các loại máy.
- Ông có nghĩ rằng những người dùng máy APS-C sẽ chuyển lên dòng máy GFX (Medium format)?
Hiện tại thì chưa, vì 2 hệ thống này khá khác nhau. Nhưng trong tương lai, tôi mong rằng trong tương lai sự khác biệt này sẽ được rút gọn để nhiều người dùng có thể nâng cấp hơn.
- Ông có thể chia sẻ thêm về những ý tưởng đằng sau việc thiết kế chiếc GFX50R vừa được ra mắt?
Ngay sau khi ra mắt GFX50S (kiểu dáng SLR), chúng tôi đã nhận được phản hồi của khách hàng về việc phát triển một chiếc máy tương tự nhưng có kiểu dáng range-finder, nên để chiều lòng khách hàng Fujifilm đã bắt tay ngay vào việc thiết kế sản phẩm này.
- Liệu đây (GFX50R) có phải là sản phẩm mang tính tiện dụng cao, có thể sử dụng khắp mọi nơi?
Tôi cho là vậy, tất cả các nút bấm đã được đặt đúng chỗ để có thể điều khiển bằng một tay. Chúng tôi cũng thiết kế nó để phù hợp với việc chụp đường phố, phóng sự và chân dung ngoại cảnh.
Chiếc máy Medium format 100 megapixel sắp tới thì sẽ trở lại với thiết kế dạng SLR với ống ngắm nằm ở chính giữa. Cảm biến mới cũng như hệ thống chống rung IBIS khiến cho chiếc máy này sử dụng nhiều điện hơn, nên chúng tôi đã phải thiết kế pin loại mới tại báng cầm dọc.
- Chiếc GFX100S đã được thiết kế từ khi nào?
Chúng tôi đã nghĩ tới việc sản xuất chiếc máy ảnh này ngay từ đầu, vì tất cả ống kính Medium format đều có thể đáp ứng được độ phân giải 100MP.
- Ông nói rằng chiếc GFX100S cần nhiều năng lượng hơn so với các chiếc máy khác, vậy hãng đã gặp những khó khăn gì nữa trong việc thiết kế nó?
Với độ phân giải lên tới 100MP, bất cứ sự rung lắc nào cũng sẽ xuất hiện trong ảnh, nên chúng tôi phải thiết kế một hệ thống chống rung cảm biến IBIS đủ tốt để đáp ứng được cảm biến lớn và có độ phân giải cao như vậy.
- Hệ thống này có phải được lấy từ chiếc X-H1?
Chúng tôi có lấy nguyên lí hoạt động từ chiếc X-H1, nhưng phải tinh chỉnh để hoạt động với cảm biến Medium format.
- Liệu rằng ống ngắm điện tử của chiếc GFX100S sẽ tốt hơn so với GFX50S và GFX50R?
Chắc chắn kính ngắm loại mới sẽ tốt hơn rất nhiều, vì tốc độ đọc và khả năng xử lí của GFX100S sẽ tốt hơn nhiều so với các sản phẩm hiện tại.
- Fujifilm tham gia khá muộn vào thị trường quay phim, nhưng hiện nay lại có những chiếc máy ảnh có khả năng quay phim tốt nhất Thế giới, vậy theo ông thì hãng sẽ có những bước đi nào trong tương lai?
Chiếc GFX100S đã đề cập sẽ có khả năng quay phim 4K/30p đầu tiên trên một chiếc máy có cảm biến Medium format, chúng tôi vẫn sẽ tiếp tục nghiên cứu để mở rộng khả năng của cảm biến đó. Với hệ thống APS-C, chúng tôi sẽ tìm cách tăng thời lượng quay, tạo ra hệ thống Menu đơn giản hơn và tăng tốc độ tương tác để làm cả việc quay lẫn chụp trở nên đơn giản hơn.
- Ông có cho rằng Fujifilm sẽ tạo ra ống kính Fujinon chuyên quay phim cho hệ thống GFX trong tương lai?
Có lẽ chúng ta sẽ phải chờ, vì những ống kính này rất khả thi, nhưng không phải là ưu tiên hàng đầu với hãng.
- Hãng sẽ quảng cáo chiếc GFX100S như thế nào với những nhà quay phim, vì họ đâu quân tâm tới cảm biến lớn hơn Full-frame?
Ngay sau khi công bố việc phát triển sản phẩm này, tôi đã nhận được rất nhiều phản hồi và câu hỏi từ các nhà làm phim, nên tôi cho rằng sản phẩm này sẽ tạo ra một xu thế mới, khác biệt so với các hệ thống hiện nay..
- Ảnh 100MP và quay phim 4K/30p cần lượng dữ liệu rất lớn, liệu thẻ SD có thể 'chịu' được hay không?
Theo tôi thì thẻ SD và cổng HDMI vẫn sẽ nhận đủ được lượng tín hiệu này.
- Fujifilm liệu có chào đón các hãng thứ 3 làm ống kính cho hệ thống máy ảnh của họ?
Hiện nay chưa có hãng nào làm điều này, nhưng nếu khách hàng muốn có nhiều lựa chọn về ống kính thì chắc chắn chúng tôi sẽ hoan nghênh.
- Liệu rằng người dùng sẽ có thể mong chờ một số ống kính nhỏ gọn cho hệ thống Medium format như chiếc 50mm Pancake?
Tất nhiên rồi, trong tương lai chúng tôi sẽ còn mở rộng hệ thống ống kính cho dòng máy GFX, nhất là các ống kính loại nhỏ để có thể phù hợp với các thân máy đã cũng rất nhẹ.
- Thị trường (máy ảnh không gương lật) đang rất 'chật chội' và có tính cạnh tranh cao, Fujifilm đang để ý tới dòng sản phẩm của hãng nào nhất?
Chúng tôi luôn luôn chú trọng tới khâu tìm hiểu thị trường, luôn để mắt tới các hãng khác, trong đó có cả các hãng smartphone nữa. Có lẽ chúng tôi sẽ phải thiết kế lại các dòng máy ảnh để có thể cạnh tranh tốt hơn với smartphone.
- Ông có nghĩ các hãng sản xuất máy ảnh chụp lấy ngay cũng sẽ tham gia thị trường máy ảnh thông thường?
Có, các hãng máy ảnh lấy ngay đang dần 'số hóa', có lẽ trong tương lai chúng ta sẽ thấy các chiếc máy ảnh lấy ngay với ngàm để thay ống kính.
- Vậy còn các sản phẩm Pentax Q thì sao?
Sản phẩm Pentax Q có cảm biến quá nhỏ, nên chất lượng hình ảnh thậm chí còn không cạnh tranh được với smartphone. Để có chỗ đứng ở thị trường máy ảnh hiện nay các hãng phải có cảm biến đủ lớn và các ống kính có chất lượng cao.
- Trong quá khứ Fujifilm đã công bố phần mềm để chỉnh sửa lỗi của ống kính, ông có nghĩ trong tương lai hãng có thể làm ra những ống kính chất lượng cao, nhỏ hơn bằng phần mềm?
Chúng tôi luôn luôn ưu tiên thiết kế ống kính với chất lượng quang học cao thay vì phải chỉnh sửa lỗi bằng phần mềm. Đó là chính sách sản xuất sản phẩm của chúng tôi hiện nay, và tôi nghĩ rằng nó cũng sẽ không thay đổi trong tương lai.
- Có những trở ngại gì trong việc thiết kế ống kính khẩu độ lớn nhưng lấy nét nhanh?
Ống kính khẩu càng lớn thì các thấu kính càng phải làm lớn và nặng hơn, nên để lấy nét nhanh chúng tôi cũng phải tích hợp các motor mạnh mẽ hơn. Chính vì vậy nên để thiết kế các sản phẩm này chúng tôi phải tổng hòa giữa khẩu độ, kích thước và tốc độ lấy nét.
- Việc quay phim chất lượng cao có ảnh hưởng tới thiết kế của các ống kính hay không?
Có, chúng tôi sẽ phải giảm trọng lượng của ống kính để giảm tải cho hệ thống lấy nét, có lẽ trong tương lai chúng tôi sẽ sử dụng các thấu kính phi cầu để làm được điều này.
- Liệu rằng Fujifilm có sản xuất các máy quay chuyên dụng trong tương lai?
Tất nhiên rồi, nhưng chúng tôi chưa có bất cứ kế hoạch chắc chắn nào. Chúng tôi hiểu về các yêu cầu của các nhà làm phim, và họ cần những chiếc máy chuyên dụng, có tính ứng dụng cao và Menu khác biệt so với các máy chụp ảnh thông thường.
Tóm tắt
Như ông Iida đã nói, thì Photokina là một sự kiện rất quan trọng với Fujifilm, là nơi hãng đem những sản phẩm mới đến với hàng ngàn người dùng. Photokina 2018 cũng vậy, hãng đã ra mắt một chiếc máy Medium format với kiểu dáng range-finder mang tên GFX50R và công bố sự phát triển của chiếc GFX100S. Fujifilm sẽ không sản xuất máy ảnh Full-frame trong tương lai, vì hãng đã có 2 dòng sản phẩm là APS-C và Medium format rất tốt rồi.
Chiếc GFX100S được ra mắt vào năm sau chắc chắn sẽ không rẻ, nhưng sẽ có các tính năng chưa bao giờ có trên một máy Medium format bao gồm khả năng chống rung IBIS, quay phim 4K/30p. Ông Iida cũng cho rằng hãng sẽ tiếp tục phát triển các ống kính loại nhỏ để phù hợp với tính chất tiện dụng, đa năng của các chiếc máy đã được ra mắt (X-T3, GFX50R).
Chụp ảnh cũng chỉ là một phần, Fujifilm trong tương lai cũng sẽ 'đá' sang mảng quay phim, tập trung vào mảng quay phim 4K với chiếc X-T3, X-H1 và GFX100S. Hãng cũng rất có thể tạo ra các máy quay phim, máy quay truyền thông chuyen dụng trong tương lai. Nhưng trong thời gian sắp tới, hãng sẽ tập trung vào các máy ảnh chất lượng cao nhưng vẫn có thể quay phim tốt (máy lai - Hybrid).
Tham khảo DPreview
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI
Morris Chang, nhà sáng lập TSMC, đã thẳng thắn nhận định chiến lược kinh doanh của Intel, cho rằng "Đội Xanh" đáng lẽ không nên bước chân vào lĩnh vực sản xuất chip và thay vào đó nên tập trung vào thị trường AI.
Nửa đêm, Facebook sập trên toàn cầu, Instagram, Threads cũng không thể truy cập