Con số tốc độ 35 km/h của tàu đường sắt Cát Linh đang nhận rất nhiều lời bàn tán của cộng đồng mạng. Song chỉ trích là chuyện dễ còn tìm hiểu rõ lại là câu chuyện hoàn toàn khác.
- [Vui] 20 bức ảnh sẽ chứng minh cho bạn thấy: Thế giới trên tàu điện ngầm luôn ngập tràn những điều kỳ lạ
- Say xỉn rồi mắc kẹt dưới ghế, người đàn ông khiến tuyến tàu điện lớn nhất Tokyo đình trệ trong 1 giờ
- Tama: Từ con mèo hoang đến “trưởng ga tàu” nổi tiếng nhất cả nước, biểu tượng văn hóa đáng tự hào của Nhật Bản
Tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông (tàu Cát Linh - Hà Đông) nhận được rất nhiều sự quan tâm của xã hội trong thời gian qua. Sau khi chạy thử nghiệm cách đây vài ngày, tốc độ 35km/h được nhiều người cho là quá chậm. Thậm chí, một số ý kiến còn so sánh với tốc độ tương đương của xe... Wave đời cũ.
"Với tốc độ 35km/h thì nó ngang với đoàn tàu của Pháp cách đây hơn nửa thế kỷ, ngày đó nó chạy bằng nhiên liệu củi, muốn nó chạy nhanh thì đưa thật nhiều củi vô lò đốt hơi nước", tài khoản M.T.Nam bình luận.
Nhận xét phổ biến của dân mạng
Thoạt nghe, 35km/h đúng là chậm, chỉ ngang hoặc thấp hơn so với tốc độ xe máy thông thường chạy trong thành phố. Chưa kể, tàu đường sắt trên cao chạy một mình một đường, không lo tắc đường. Phương tiện được coi là bước tiến trong giao thông mà đi với vận tốc chậm như vậy, bị dân mạng đua nhau chỉ trích cũng là điều... dễ hiểu.
Tuy nhiên, chỉ nghe mỗi con số 35km/h mà đánh giá thì đúng là một sai lầm lớn. Sự thật là so với vận tốc trung bình của tàu trên cao ở các nước phát triển như Mỹ hay các nước châu Âu, tàu Cát Linh - Hà Đông cũng không kém cạnh, thậm chí còn nhanh hơn nữa là đằng khác.
Tàu đường sắt ở New York (Mỹ) trung bình chạy với vận tốc khoảng 27 km/h (theo New York Post); ở London (Anh) là 33 km/h (theo The Telegraph). Tương tự ở Berlin (Đức) là 30,7 km/h, ở Warsaw (Ba Lan) là 36km/h. Các nước nói trên đều có lịch sử phát triển đường sắt lâu đời, chưa kể nền tảng kĩ thuật xây dựng cũng tân tiến hơn chúng ta nhiều.
Tàu Cát Linh - Hà Đông chạy thử nghiệm ngày 11/8. Ảnh: VTV
Vận tốc trung bình của tàu đường sắt trên cao phụ thuộc nhiều vào các yếu tố khác ngoài động cơ như số ga, khoảng cách giữa các ga cũng như thời gian dừng ở ga. Khoảng cách giữa các ga ngắn thì vận tốc trung bình thấp vì tàu vừa rời ga chưa kịp đạt tốc độ tối đa đã phải giảm tốc độ để vào ga sau.
Thời gian dừng để hành khách lên xuống trên tàu Cát Linh - Hà Đông chỉ dài một phút. Đây cũng là thời gian dừng tại nhà ga trung bình của các tàu điện ngầm ở các nước phát triển như Anh, Pháp, Nhật.
Tốc độ trung bình toàn tuyến là 35km/h, cho quãng đường hơn 13 km từ ga Cát Linh tới Hà Đông. Như vậy thời gian trung bình để tàu đi trên cả tuyến là 22 phút. Trên toàn tuyến, có 12 nhà ga (bao gồm cả ga Cát Linh và ga Hà Đông), khi chạy hết toàn tuyến, tàu sẽ dừng ở 10 ga.
Thời gian dừng tính trung bình là một phút để hành khách lên xuống (đây cũng là thời gian dừng tại nhà ga trung bình của các tàu điện ngầm ở các nước phát triển như Anh, Pháp, Nhật). Như vậy, thời gian thực chạy của tàu là 12 phút (22 phút - 10 phút) cho quãng đường 13 km. Vì vậy tốc độ trung bình của tàu là khoảng 65 km/h.
Bên cạnh đó, theo ông Vũ Hồng Trường, Tổng giám đốc Công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội (Metro Hà Nội), tốc độ trung bình của tàu Cát Linh - Hà Đông gấp đôi tốc độ xe buýt thường (16 - 18km/h).
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Vì sao các nữ phi hành gia phải uống thuốc tránh thai trước khi bước vào cuộc hành trình xa xôi trong không gian?
Việc các nữ phi hành gia sử dụng thuốc tránh thai trước khi thực hiện các nhiệm vụ không gian là một biện pháp nhằm đảm bảo sức khỏe, an toàn và hiệu suất làm việc của họ. Mặc dù có một số hạn chế, nhưng đây vẫn là một giải pháp được nhiều người lựa chọn trong điều kiện hiện tại.
Bị Mỹ cấm vận đủ đường, nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi vẫn hết lời khen ngợi: "Mỹ đã thiết lập một chuẩn mực trên toàn thế giới"