Đang bị cấm vận ngặt nghèo, Huawei vẫn hào phóng tặng hàng triệu USD cho các nghiên cứu tại Mỹ
Số tiền này giúp Huawei trở thành một trong những nhà tài trợ lớn nhất cho tổ chức này, vượt qua cả các hãng công nghệ khổng lồ của Mỹ.
- Trên tay bộ đôi Huawei MateBook X Pro và FreeBuds Lipstick 2: Thiết bị công nghệ dành cho người yêu cái đẹp
- Huawei trở lại ngoạn mục từ bước đường cùng: Lợi nhuận tăng 564% trong quý 1, thắng lớn với điện thoại thông minh
- Truyền thống của Apple bị Huawei đánh bại: một tính năng nhờ iPhone phổ biến lại phải nhờ Pura 70 Ultra hoàn thiện và nâng lên tầm cao mới
- Trải nghiệm công nghệ tự lái trên xe điện Huawei: tự lái và tự đỗ mượt mà, nhưng sẽ tự tắt nếu người dùng bỏ tay khỏi vô lăng
- Cận cảnh 'quái vật camera' Huawei Pura 70 Ultra: Camera thò thụt, thay đổi được khẩu độ và AI xóa vật rất nhanh
Cho đến hiện tại, Huawei, người khổng lồ viễn thông Trung Quốc, vẫn đang nằm trong danh sách đen của chính phủ Mỹ và bị ngăn tiếp cận với các công nghệ Mỹ. Cho dù vậy, một báo cáo mới của Bloomberg cho biết, Huawei lại đang bí mật tài trợ cho các nghiên cứu đột phá trong các trường Đại học Mỹ bao gồm cả Harvard thông một tổ chức độc lập tại Washington.
Theo các tài liệu và những người am hiểu vấn đề, Huawei là nhà tài trợ duy nhất cho một cuộc thi nghiên cứu đã trao hàng triệu USD tiền thưởng kể từ năm 2022 và thu hút hàng trăm đề xuất từ các nhà khoa học trên toàn thế giới, trong đó có các nhà nghiên cứu đến từ những trường đại học hàng đầu của Mỹ - những nơi đã cấm các nhà nghiên cứu hợp tác với Huawei.
Cuộc thi này được quản lý bởi Quỹ Optica, một bộ phận trong Hội phi lợi nhuận Optica, với nghiên cứ của các thành viên về ánh sáng làm nên nền tảng cho các công nghệ như truyền thông, chẩn đoán y sinh và laser.
Theo một tài liệu không công khai được Bloomberg tiếp cận, quỹ này "được yêu cầu không nhắc đến Huawei là nguồn tài trợ hay nhà tài trợ" cho cuộc thi và "sự tồn tại và nội dung của Thỏa thuận này và mối quan hệ giữa các Bên cũng được coi là Thông tin Mật."
Các phát hiện tiết lộ một chiến lược đang được Huawei sử dụng để duy trì vị trí hàng đầu trong việc tài trợ nghiên cứu quốc tế bất chấp một loạt các hạn chế của Mỹ được áp đặt trong vài năm qua lên công ty này.
Báo cáo năm 2023 của Quỹ Optica cũng thừa nhận Huawei là một trong các nhà tài trợ lớn nhất khi đã trao tặng hơn 1 triệu USD cho tổ chức này trong vòng hơn 20 năm qua. Những người khổng lồ công nghệ khác của Mỹ bao gồm Google, Meta đứng hàng thứ hai với hơn 200.000 USD.
Các ứng viên và quan chức đại học được Bloomberg liên hệ cũng như một trong những giám khảo của cuộc thi cho biết họ không hề biết về vai trò tài trợ của Huawei cho chương trình cho đến khi họ được một phóng viên hỏi. Một nhóm ứng viên được phỏng vấn bởi Bloomberg cho biết họ tin rằng số tiền đến từ quỹ chứ không phải từ một thực thể nước ngoài.
Trên website của Quỹ Optica hiện công bố 11 giải thưởng trong phần "Early Career Prizes & Fellowships". Hầu hết các giải thưởng đều công bố danh sách các cá nhân và các tổ chức tài trợ - trừ giải thưởng được cho do Huawei tài trợ. Giải thưởng này trao tặng đến 1 triệu USD mỗi năm – cao gấp 20 lần số tiền thưởng cao nhất của tổ chức này – lại không hề công bố tên các nhà tài trợ.
Phát ngôn viên của Huawei cho biết, việc giấu tên Huawei là để tránh cuộc thi bị coi là quảng cáo cho công ty và khẳng định không có ý đồ xấu trong việc này. Liz Rogan, giám đốc điều hành của Optica, bào chữa rằng một số nhà tài trợ quỹ muốn giấu tên, kể cả những nhà tài trợ từ Mỹ và đây là một thực hành không có gì bất thường.
Các chuyên gia về an ninh nghiên cứu đã chỉ ra rằng, dù sự thiếu minh bạch trong việc tài trợ này có thể không vi phạm các quy định của Bộ Thương mại Hoa Kỳ về chia sẻ công nghệ với Huawei, nó vẫn vi phạm tinh thần của các chính sách của các trường đại học và cơ quan tài trợ của Mỹ, yêu cầu các nhà nghiên cứu phải công khai nguồn tài trợ nước ngoài. Một số nghiên cứu kết quả từ cuộc thi này có thể có cả tầm quan trọng quốc phòng và thương mại.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI
Morris Chang, nhà sáng lập TSMC, đã thẳng thắn nhận định chiến lược kinh doanh của Intel, cho rằng "Đội Xanh" đáng lẽ không nên bước chân vào lĩnh vực sản xuất chip và thay vào đó nên tập trung vào thị trường AI.
Nửa đêm, Facebook sập trên toàn cầu, Instagram, Threads cũng không thể truy cập