Dành 7 năm trời để lắp mô hình máy bay từ 42 kg ốc vít và thanh kim loại – chắc hẳn đây là người đam mê mô hình nhất thế giới
Mô hình chiếc máy bay chiến đấu nổi tiếng nhất trong Chiến tranh thế giới thứ hai được làm từ những vật liệu vô cùng đơn giản nhưng lại tốn tới 7 năm trời mới hoàn thành.
- Kalashnikov giới thiệu máy bay không người lái siêu nhẹ thế hệ mới: thiết kế công thái học, tự động hóa hoàn toàn, tầm bay 1000 km
- Đây là luật sư cứng nhất 2018: chi 14 tỷ mua xe tăng về đặt cạnh nhà ngắm chơi, bị dọa kiện bắt dời đi cũng không sợ
- Không chỉ sản xuất súng, tập đoàn Kalashnikov còn làm cả xe máy điện quân sự "đẹp mê ly": đi 1 km chỉ tốn 172 đồng tiền điện
Đối với những người đam mê lịch sử và mô hình thì một trong những mẫu máy bay chiến đấu hấp dẫn nhất phải kể đến "Messerschmitt" Bf 109 của Đức. Chiếc Bf 109 được sản xuất với số lượng nhiều hơn cả so với mọi kiểu máy bay tiêm kích khác trong lịch sử, với số lượng được sản xuất trong thời chiến (từ tháng 9 năm 1939 đến tháng 5 năm 1945) là 30.573 chiếc và là xương sống của lực lượng tiêm kích Không quân Đức trong Thế Chiến II.
Vì có lượng fan hâm mộ rất đông đảo nên rất nhiều mô hình của chiếc Bf 109 cũng đã từng được chế tạo: từ kích thước như thật đến nhỏ tí xíu, phải nhìn qua kính hiển vi; chất liệu thì nào gỗ, nào nhựa, kim loại… Tuy nhiên, chiếc tiêm kích Bf 109 trong đoạn video dưới đây thì lại được lắp ráp theo cách "rất khác thường".
Thoạt nhìn thì nguyên liệu ban đầu khiến chúng ta nhớ lại thời thơ ấu: những tấm kim loại (nhôm hoặc thép) được đục lỗ, bu lông, đai ốc, bánh xe, ròng rọc và bánh răng,… giống như trong bộ lắp ghép mô hình kỹ thuật lớp 2 đã từng khiến rất nhiều người mê mẩn.
Và anh Andy Drabek người Đức đã có một quyết định táo bạo: chế tạo mô hình chiếc máy bay chiến đấu "Messerschmitt" Bf 109G-6 với tỷ lệ 1:5. Lúc đầu, anh Drabek đã biết rằng việc này sẽ tiêu tốn kha khá thời gian, thế nhưng không ngờ rằng phải sau gần 7 năm thì "công trình" mới được hoàn thành. Kích thước của chiếc máy bay mô hình cũng thật sự đáng nể: nó có chiều dài - 180 cm, sải cánh - 200 cm, khối lượng - 42 kg.
Hiện tại, mô hình này đang được trưng bày tại bảo tàng của căn cứ không quân Altenburg-nobitz ở Thuringia. Khó có thể gọi đây là một món đồ chơi đơn giản, thực sự mà nói thì nó xứng đáng được coi là một tác phẩm nghệ thuật hơn. Rất nhiều chi tiết cơ khí của chiếc tiêm kích "Messerschmitt" đều được làm "như thật" và có thể điều khiển được từ buồng lái: bánh lái, cánh tà, càng hạ cánh, nắp động cơ đóng mở, lỗ thông hơi...
Dành 7 năm trời để lắp mô hình máy bay từ 42 kg ốc vít và thanh kim loại
Chiếc Messerschmitt Bf 109 là một kiểu máy bay tiêm kích của Đức trong Thế Chiến II được thiết kế bởi Willy Messerschmitt vào đầu những năm 1930. Nó là một trong những máy bay tiêm kích hiện đại thực sự đầu tiên vào thời đó. Bf 109 có những tính năng như cấu trúc thân đơn toàn kim loại, nóc buồng lái hoàn toàn kín và càng hạ cánh xếp lại được.
Vào thời huy hoàng, chiếc Bf 109 đã từng chiếm 47% tổng số loại máy bay được sản xuất, và đến 57% tổng số máy bay tiêm kích do Đức chế tạo. Ngoài ra, 2.193 chiếc Bf 109 phiên bản A-E đã được chế tạo trước chiến tranh từ năm 1936 đến tháng 8 năm 1939, và có hơn 1.000 chiếc được chế tạo sau chiến tranh theo giấy phép nhượng quyền dưới các tên gọi Avia S-99/S-199 và Ha 1112 Buchon.
Chiếc Bf 109 là xương sống của lực lượng tiêm kích Không quân Đức trong Thế Chiến II, cho dù chúng bắt đầu được thay thế một phần bởi kiểu Focke-Wulf Fw 190 từ năm 1941. Trong Thế Chiến II, những chiến công không chiến của chiếc Bf 109 ghi được nhiều hơn tất cả những kiểu máy bay tiêm kích khác. Tại những thời điểm khác nhau, nó được sử dụng như là máy bay tiêm kích chiếm ưu thế trên không, hộ tống ném bom, tiêm kích đánh chặn, tấn công mặt đất và máy bay trinh sát. Cho dù Bf 109 có những điểm yếu, bao gồm tầm bay kém và đặc biệt là khó điều khiển hạ cánh do vệt bánh hẹp của kiểu càng đáp gấp ra phía ngoài, nó vẫn tỏ ra cạnh tranh cùng những máy bay tiêm kích Đồng Minh cho đến khi chiến tranh kết thúc.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Nhà toán học Việt Nam có khám phá kép, giúp trường đại học Mỹ duy trì vị thế dẫn đầu thế giới về đại số
Giáo sư Phạm Hữu Tiệp cho biết các khám phá của ông thường sẽ nảy sinh tại thời điểm mà ông ít mong đợi nhất. "Đó có thể là lúc mà tôi đi dạo với các con, hoặc làm vườn với vợ, hoặc hí hoáy gì đó trong bếp", ông nói.
Vừa đoạt giải Nobel, “Cha đỡ đầu của AI” đã thẳng thừng chỉ trích Sam Altman, tuyên dương một học trò cũ vì từng sa thải CEO OpenAI