Đánh giá chuột không dây Logitech G603 - Chẳng đeo tạ mà vẫn đầm tay

    Kuroe,  

    Với mức giá được Logitech niêm yết là 70 USD, G603 có lẽ là một trong những sản phẩm chuột chơi game không dây ấn tượng nhất của hãng ở thời điểm hiện tại.

    Trong số các hãng sản xuất thiết bị ngoại vi, Logitech có lẽ là một ông lớn đầy tham vọng, khi tung ra rất nhiều sản phẩm phục vụ cho nhiều đối tượng khách hàng khác nhau, từ những con chuột văn phòng giá rẻ, đến những bộ gaming gear đắt tiền; từ các thiết bị có dây cho đến các thiết bị không dây.

    Khi chọn lựa hành trang chinh chiến cho mình là chuột và bàn phím; các game thủ thường ưu tiên các thiết bị có dây hơn; kể cả khi chất lượng của chúng có thấp hơn các thiết bị không dây một chút. Điều này là bởi các thiết bị không dây luôn gặp phải một vấn đề muôn thuở: chính là độ trễ đầu vào luôn cao hơn; gây ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình chinh chiến.

    Do đó, Logitech đã nghiên cứu phát triển công nghệ không dây Lightspeed, với kỳ vọng sẽ có thể khắc phục hoàn toàn điểm yếu nói trên cho các thiết bị Wireless của mình. Và sau đây hãy cùng chúng tôi đến với sản phẩm mới nhất được trang bị công nghệ Lightspeed của Logitech: chuột chơi game không dây Logitech G603.

    Thông số kỹ thuật

    Kích thước: 124 mm (dài) x 68 mm (rộng) x 43 mm (cao)
    Trọng lượng: 88,9 g (không lắp pin), 112,3 g (1 pin), 135,7 g (2 pin)
    Cảm biến quang học HERO, độ nhạy tối đa 12000 DPI, tốc độ tối đa 400 IPS
    Tần số giao tiếp: 1000 Hz (HI mode), 125 Hz (LO mode), 88-133 Hz (kết nối qua bluetooth)
    Thời gian phản hồi: 1ms (HI mode), 8ms (LO mode)
    Switch: Omron tuổi thọ 20 triệu lần click
    Hộp sản phẩm bao gồm 1 chuột, 1 Lightspeed USB Receiver, 1 dây extender, 2 quả pin AA

    Mở hộp sản phẩm

     G603 được đặt trong một chiếc hộp giấy khá nhỏ và gọn gàng, giống như nhiều sản phẩm chuột chơi game khác của Logitech

    G603 được đặt trong một chiếc hộp giấy khá nhỏ và gọn gàng, giống như nhiều sản phẩm chuột chơi game khác của Logitech

     Ở cạnh bên là các thông tin chi tiết về thông số kỹ thuật của sản phẩm

    Ở cạnh bên là các thông tin chi tiết về thông số kỹ thuật của sản phẩm

     Chuột được đặt trong hộp nhựa, cùng với các linh kiện đi kèm khác bao gồm 1 dây nối dài, 1 USB Adapter, và 2 quả pin AA của Duracell.

    Chuột được đặt trong hộp nhựa, cùng với các linh kiện đi kèm khác bao gồm 1 dây nối dài, 1 USB Adapter, và 2 quả pin AA của Duracell.

    USB Adapter hỗ trợ công nghệ Lightspeed cho phép độ trễ của kết nối không dây với chuột chỉ còn 1ms
    USB Adapter hỗ trợ công nghệ Lightspeed cho phép độ trễ của kết nối không dây với chuột chỉ còn 1ms
    Dây nối dài có độ dài 2m; dùng để thu ngắn khoảng cách của chuột và Adapter khi cần
    Dây nối dài có độ dài 2m; dùng để thu ngắn khoảng cách của chuột và Adapter khi cần

    Chi tiết sản phẩm

    Có vẻ như Logitech đã coi thiết kế chuột chơi game của G403 là tiêu chuẩn, vậy nên các sản phẩm sau này của hãng như G703 hay G603 đều có ngoại hình chẳng khác G403 là bao. Dáng chuột được thiết kế phù hợp với những người thuận tay phải, vậy nên nửa bên phải chuột thấp hơn và thuôn xuống để có thể cầm chuột một cách thoải mái hơn.

     G703 (trái) đặt cạnh G603 (phải). Điểm khác biệt lớn nhất về thiết kế của G603 so với G703 hay G403 nằm ở việc hai nút chuột trái phải được làm liền với phần thân chuột chứ không tách rời.

    G703 (trái) đặt cạnh G603 (phải). Điểm khác biệt lớn nhất về thiết kế của G603 so với G703 hay G403 nằm ở việc hai nút chuột trái phải được làm liền với phần thân chuột chứ không tách rời.

    Nút chỉnh DPI có đèn LED ở dưới để thông báo mốc DPI nào đang được sử dụng.
    Nút chỉnh DPI có đèn LED ở dưới để thông báo mốc DPI nào đang được sử dụng.
    Mặt dưới chuột có 1 công tắc để chỉnh giữa chế độ HI (Tần số giao tiếp tối đa 1000Hz) và LO (Tần số giao tiếp tối đa 125Hz). Khi cần tiết kiệm pin chúng ta có thể để chuột ở chế độ LO. Bên cạnh đó còn 1 nút để chỉnh giữa 2 chế độ: kết nối Lightspeed với USB Adapter và kết nối qua Bluetooth.
    Mặt dưới chuột có 1 công tắc để chỉnh giữa chế độ HI (Tần số giao tiếp tối đa 1000Hz) và LO (Tần số giao tiếp tối đa 125Hz). Khi cần tiết kiệm pin chúng ta có thể để chuột ở chế độ LO. Bên cạnh đó còn 1 nút để chỉnh giữa 2 chế độ: kết nối Lightspeed với USB Adapter và kết nối qua Bluetooth.

    Do phần vỏ thân chuột nhấc lên được để lắp pin, nên G603 không được trang bị đèn LED ở logo Logitech như các sản phẩm chuột gaming cao cấp khác của hãng. Phần vỏ này được gắn với chuột bằng nam châm nên rất dễ tháo lắp; tuy nhiên vẫn đủ chắc chắn để không gây ra cảm giác ọp ẹp cho người sử dụng.

     Muốn lắp pin chúng ta chỉ cần nhấc phần nắp trên của chuột ra mà thôi

    Muốn lắp pin chúng ta chỉ cần nhấc phần nắp trên của chuột ra mà thôi

    Chuột sử dụng Switch Omron với tuổi thọ 20 triệu lượt nhấn.
    Chuột sử dụng Switch Omron với tuổi thọ 20 triệu lượt nhấn.

    Chuột G603 không sử dụng cảm biến quang học Pixart như các sản phẩm tiền nhiệm nữa, mà sử dụng cảm biến do Logitech tự sản xuất mang tên HERO. Cảm biến này theo lời của hãng tiêu tốn rất ít năng lượng, nhờ vậy giúp cho thời lượng pin của chuột tăng lên tối đa. Bên cạnh đó thì độ chính xác của cảm biến này cũng không hề thua kém gì các loại cảm biến cao cấp được dùng trong những sản phẩm chuột chơi game đắt tiền.

    Các sản phẩm chuột chơi game của Logitech đều sử dụng phần mềm tùy chỉnh là Logitech Gaming Software, chứ không phải là Logitech Options như các sản phẩm dành cho dân văn phòng. Tại đây, các bạn có thể tùy ý cài đặt chức năng cho các phím chuột; cũng như thay đổi độ nhạy và tần số giao tiếp theo ý muốn.

    Giao diện tùy biến của Logitech Gaming Software
    Giao diện tùy biến của Logitech Gaming Software

    Trải nghiệm, đánh giá

    Đối với một người không quen sử dụng chuột nặng như tôi thì trọng lượng 136g của G603 là một nhược điểm lớn. Tuy rằng trọng lượng này giúp cho các chuyển động khi chơi game FPS trở nên chắc chắn hơn; nhưng khi sử dụng chuột trong thời gian dài sẽ dễ dẫn đến tình trạng mỏi. Và quả thật là cá nhân tôi đã phải bỏ cuộc sau một game đấu Dota vì không thể làm quen nổi với trọng lượng của chú chuột này. Sau đó tôi đã tìm cách khắc phục bằng việc chỉ lắp 1 pin cho chuột xem sao. Tuy nhiên việc này khiến cho trọng tâm của chuột lệch đi chỗ khác, khiến cho cảm giác cầm chuột cứ có gì đó không được đúng lắm. Nhìn chung thì cá nhân tôi thích việc chuột không dây sử dụng pin sạc và tùy biến trọng lượng bằng tạ hơn là lắp pin AA như thế này.

    Ưu điểm:

    Có hai mức điều chỉnh khác nhau để tiết kiệm pin.
    Sử dụng công nghệ Lightspeed giúp độ trễ đầu vào y hệt như đang sử dụng các thiết bị có dây.
    Cảm biến quang học HERO với hiệu năng tốt và tiêu tốn ít năng lượng.

    Nhược điểm:

    - Rất nặng khi lắp đủ 2 pin, không cân bằng khi chỉ lắp 1 pin.
    - Thiết kế không có mấy khác biệt so với G403 hay G703.
    - Sử dụng Switch Omron tuổi thọ 20 triệu lần click khiến cho chuột nhanh phải thay switch hơn các thiết bị chuột gaming cao cấp hiện tại.

    Tổng kết

    Với mức giá được Logitech niêm yết là 70 USD, G603 có lẽ là một trong những sản phẩm chuột chơi game không dây ấn tượng nhất của hãng ở thời điểm hiện tại. Mặc dù G603 vẫn còn tồn tại một vài hạn chế, nhưng nhìn chung với sản phẩm này, Logitech đang tiến rất gần với việc có thể sản xuất những thiết bị gaming gear không dây hoàn hảo.

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày