Đánh giá nhanh một số công cụ vệ sinh bàn tọa, từ lõi ngô cho tới máy xịt nước 2 triệu đồng của Nhật

    Long.J,  

    Vệ sinh bàn tọa sau khi đáp lại tiếng gọi của thiên nhiên là nhu cầu thiết yếu của loài người, đừng xem nhẹ!

    Dù phổ biến trên toàn thế giới, sự thật là, giấy vệ sinh theo cuộn không phải là một phát minh cổ xưa cho lắm.

    Vào năm 1857, nhà phát minh Joseph Gayetty đã cho ra đời "Giấy thuốc Gayetty" (Gayetty’s Medicated Paper). Được làm từ cây gai dầu pha thêm lô hội cho mịn, loại này cũng không tệ lắm.

    Đánh giá nhanh một số công cụ vệ sinh bàn tọa, từ lõi ngô cho tới máy xịt nước 2 triệu đồng của Nhật - Ảnh 1.

    Cho đến năm 1883, sản phẩm này được yêu thích đến nỗi, mỗi năm có hơn 7 tỷ cuộn giấy vệ sinh được bán ra ở Mỹ. Còn ngày nay, người ta đã phát minh ra cả xà phòng dành riêng cho bàn tọa, chỉ cần xịt ra một ít, lau nhanh là bàn tọa lại như mới.

    Xuyên suốt lịch sử hình thành và phát triển của loài người, đương nhiên việc vệ sinh bàn tọa cũng phát triển theo, từ thô sơ gai góc cho tới hiện đại mịn màng. Cùng dõi theo chủ đề rất đặc biệt: "Con người đã dùng những gì để vệ sinh bàn tọa, kiểu gì sạch nhất, tiết kiệm nhất?".

    Thời xưa: Que bọc vải, rơm rạ, lõi ngô, lá cây

    Đánh giá nhanh một số công cụ vệ sinh bàn tọa, từ lõi ngô cho tới máy xịt nước 2 triệu đồng của Nhật - Ảnh 2.

    Khoảng 2 năm trước, một nghiên cứu về nhà xí 2000 năm tuổi ở vùng sa mạc đông bắc Trung Quốc đã hé lộ: Thương lái và dân chúng trên Con Đường Tơ Lụa, nối Trung Quốc với Địa Trung Hải đã dùng que bọc vải để quệt bàn tọa sau khi đi nặng.

    Thế nhưng, thứ này lại vô tình mang theo bệnh truyền nhiễm ra khắp thế giới. Đến giờ không ai dùng nữa là đúng rồi.

    Đánh giá nhanh một số công cụ vệ sinh bàn tọa, từ lõi ngô cho tới máy xịt nước 2 triệu đồng của Nhật - Ảnh 3.

    Xưa kia, ở các vùng nông thôn, rơm rạ từng được sử dụng để vệ sinh bàn tọa, thế nhưng có một thứ lại phổ biến hơn: Lõi ngô. Dù trông xù xì đến đáng sợ, nó lại khá hiệu quả trong việc đó. Ngay cả khi giấy vệ sinh đã bày bán khắp nơi ở phương Tây, người ta vẫn thích dùng lõi ngô hơn.

    Đánh giá nhanh một số công cụ vệ sinh bàn tọa, từ lõi ngô cho tới máy xịt nước 2 triệu đồng của Nhật - Ảnh 4.

    Tay phải để ăn, tay trái làm gì thì làm nhưng tuyệt đối không được bốc thức ăn

    Ngoài ra, theo truyền thống, ở Trung Đông và Ấn Độ, người ta chuyên dùng nước và động tác cơ học của bàn tay trái để vệ sinh bàn tọa.

    Ở Nhật, người dùng một loại que phẳng gọi là chugi, hơi giống que đè lưỡi, để quệt từ trái sang phải khu vực cần vệ sinh.

    Hy Lạp cổ đại lại dùng cách hơi nguy hiểm một chút: Mảnh gốm, cách thức tương tự như dùng que. Đặc biệt, đôi khi những mảnh gốm này sẽ được ghi tên kẻ thù trước khi sử dụng.

    Tại Rome, người ta dùng một miếng bọt biển bọc vào gậy để chùi bàn tọa, dùng xong sẽ ngâm vào xô nước muối pha dấm như một cách lịch sự để người sau dùng tiếp.

    Thổ dân châu Mỹ bản địa lại dùng cỏ khô, đá, thậm chí cả vỏ sò để vệ sinh bàn tọa.

    Như vậy, việc trực tiếp dùng tay hoặc dị vật để quệt bàn tọa có thể không tốn tiền, thậm chí miễn phí nhưng lại mất vệ sinh, chưa kể những nguy cơ gây xước, rách da.

    Thời nay: Giấy vệ sinh, vòi xịt, xà phòng dành riêng cho bàn tọa

    Đánh giá nhanh một số công cụ vệ sinh bàn tọa, từ lõi ngô cho tới máy xịt nước 2 triệu đồng của Nhật - Ảnh 5.

    Bidet thời xưa vốn là bệ rửa đặt ngang với bồn cầu, dùng để "rửa cái cần rửa"...

    Đánh giá nhanh một số công cụ vệ sinh bàn tọa, từ lõi ngô cho tới máy xịt nước 2 triệu đồng của Nhật - Ảnh 6.

    Bidet hiện đại theo dạng vòi xịt, có thể dễ dàng với tới bàn tọa mà không cần đứng dậy đi đâu hết

    Dù còn rơi rớt ở một số khu vực trên thế giới, những phương pháp kể trên không còn phổ biến nữa. Giờ chủ yếu là vòi xịt, giấy vệ sinh và xà phòng.

    Nhìn chung, thế giới đang hướng đến sử dụng vòi xịt hơn là giấy vệ sinh, đơn giản vì nó sạch hơn, bảo vệ môi trường tốt hơn. Dưới đây là 2 sản phẩm vệ sinh bàn tọa hiện đại mà không phải ai cũng biết:

    Xà phòng bàn tọa Momo Awawa, Nhật Bản

    Đánh giá nhanh một số công cụ vệ sinh bàn tọa, từ lõi ngô cho tới máy xịt nước 2 triệu đồng của Nhật - Ảnh 7.

    Sản phẩm này được gọi là Momo Awawa, liên quan mật thiết đến quả đào (thứ hoa quả ẩn dụ cho bàn tọa vì hình dáng quá giống).

    Cách sử dụng rất đơn giản, xịt một ít vào giấy vệ sinh rồi chùi nhanh cũng sạch. Nếu đúng như quảng cáo thì hiệu quả ra phết:

    Đánh giá nhanh một số công cụ vệ sinh bàn tọa, từ lõi ngô cho tới máy xịt nước 2 triệu đồng của Nhật - Ảnh 8.

    Ban đầu, một nghiên cứu ở Nhật chỉ ra rằng, có tới 42% đàn ông, 69% phụ nữ không dùng vòi xịt vì sợ người trước vừa dùng xong, mất vệ sinh. Thế là Momo Awawa đã ra đời.

    Đánh giá nhanh một số công cụ vệ sinh bàn tọa, từ lõi ngô cho tới máy xịt nước 2 triệu đồng của Nhật - Ảnh 9.

    Khác với xà phòng thường gây mất cân bằng pH, Momo Awawa chứa các thành phần tự nhiên như việt quất, thyme, quả hồng... với độ chua nhẹ, phù hợp với nhiều loại da, đặc biệt là người bị bệnh trĩ.

    Sau khi được giới thiệu để gọi vốn, Momo Awawa đã vượt cả mong đợi: Mục tiêu ban đầu là 2700 USD, giờ đã thu hút tới gần 40.000 USD, trong khi đó quá trình gọi vốn còn tới hơn 2 tháng!

    Về giá cả, Momo Awawa cũng sử dụng ma trận giá thường thấy của những sản phẩm startup: 3500 yên (khoảng 730.000 đồng) cho 1 chai 50ml và 300ml (tiết kiệm 30%) hoặc 13.500 yên (2,8 triệu đồng) cho một bộ 10 chai (cả 50ml và 300ml, tiết kiệm 38%).

    Máy xịt bàn tọa cầm tay Panasonic DL-P300-A

    Đánh giá nhanh một số công cụ vệ sinh bàn tọa, từ lõi ngô cho tới máy xịt nước 2 triệu đồng của Nhật - Ảnh 10.

    Đây không phải cái cán ô cũng chẳng phải bơm kim tiêm quai bị, mà là máy xịt bàn tọa mini DL-P300-A của hãng điện máy Panasonic.

    Tác dụng của DL-P300-A không khác gì vòi xịt thông thường, tuy nhiên rất tiện lợi để mang đi du lịch. Thích dùng vòi xịt nhưng lang thang đến chỗ chỉ có giấy vệ sinh (hoặc chỉ có lõi ngô) quả là cơn ác mộng. Chính vì vậy, sản phẩm này ra đời cũng đúng thôi.

    Đánh giá nhanh một số công cụ vệ sinh bàn tọa, từ lõi ngô cho tới máy xịt nước 2 triệu đồng của Nhật - Ảnh 11.

    Lắp chai nước to vào tha hồ xịt

    Sử dụng 2 quả pin AA (made in Japan), DL-P300-A còn có thể gắn bình đựng nước cỡ lớn để xịt được lâu hơn, sạch hơn.

    Trên Amazon, DL-P300-A được bán với giá 84,27 USD (gần 2 triệu đồng) đứng thứ #19.479 trong bảng xếp hạng công cụ và đồ dùng nhà tắm, rate 3,3/5 sao.

    Panasonic từng làm máy tăm nước, tính năng y hệt cái vòi xịt mini này mỗi tội bé hơn. Thế gọi vòi xịt cầm tay này là tăm xỉa bàn tọa cũng không sai.

    Trong phần đánh giá của người dùng, có một câu hỏi được giải đáp như sau:

    Đánh giá nhanh một số công cụ vệ sinh bàn tọa, từ lõi ngô cho tới máy xịt nước 2 triệu đồng của Nhật - Ảnh 12.

    "Thế có bền hơn Toto không?

    "Chẳng biết đây là cái gì, nhưng của tôi không thọ nổi 1 năm. Cũng hiệu quả đấy, với giá cả, về cơ bản thì nó là súng nước chạy điện thôi mà, thất vọng".

    Minh họa trực quan và rõ ràng, hướng dẫn cách dùng vòi xịt bàn tọa của Panasonic:

    Đánh giá nhanh một số công cụ vệ sinh bàn tọa, từ lõi ngô cho tới máy xịt nước 2 triệu đồng của Nhật - Ảnh 13.
    Đánh giá nhanh một số công cụ vệ sinh bàn tọa, từ lõi ngô cho tới máy xịt nước 2 triệu đồng của Nhật - Ảnh 14.

    Cũng hiệu quả đấy nhưng, với giá cả, về cơ bản thì nó là súng nước chạy điện thôi mà...

    Bỏ ra khoảng 2 triệu để mua món đồ xịt bàn tọa này có lẽ vẫn hơi lạ lẫm với chúng ta. Đơn giản là đựng được nước, bắn nước ra với áp lực mạnh đúng không? Khẩu súng phun nước theo nguyên lý nén xả này cũng làm được điều tương tự, mà rẻ hơn nhiều:

    Đánh giá nhanh một số công cụ vệ sinh bàn tọa, từ lõi ngô cho tới máy xịt nước 2 triệu đồng của Nhật - Ảnh 15.

    Vui vui vậy thôi chứ ai thấy phù hợp thì cứ mua, có sao đâu!

    Đánh giá nhanh một số công cụ vệ sinh bàn tọa, từ lõi ngô cho tới máy xịt nước 2 triệu đồng của Nhật - Ảnh 16.
    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ