Dấu vết sự sống trên Sao Hỏa: Tàu thăm dò Curiosity vừa phát hiện ra một lượng lớn khí methane
Kết quả nghiên cứu sẽ đổ bộ trong tuần tới, sớm nhất là vào thứ Hai.
- Khoảng 50 năm trước, rất có thể NASA đã "lỡ tay" đốt cháy mất bằng chứng về sự sống trên Sao Hỏa
- Hình chụp Sao Hỏa từ vệ tinh cho thấy vết tích những dòng sông cổ có tuổi thọ cả tỷ năm
- Trên Sao Hỏa, có một đụn cát xanh kì lạ như thế này đây!
- Mời bạn ngắm nhìn hố thiên thạch Sao Hỏa sâu 2 km, đường kính 81,4 km, chứa đầy băng không bao giờ tan
- Một điểm dị thường rộng 50.000 km2 đang nằm dưới hố sao băng lớn nhất Mặt Trăng
- Nghiên cứu khoa học gây nhức đầu: Sự sống có thể tồn tại trong một Vũ trụ hai chiều
Có vẻ như bề mặt Sao Hỏa đang phun ra một lượng khí gas lớn đáng kể, nhiều khả năng xuất phát từ hoạt động của vi khuẩn sinh sống trên bề mặt Hành tinh Đỏ.
Đo đạc và tín hiệu được gửi về hôm thứ Tư vừa rồi, và “người” chịu trách nhiệm thông báo cho các nhà khoa học Trái Đất chính là tàu thăm dò Curiosity mẫn cán. Nó phát hiện ra một lượng lớn khí methane có trong khí quyển Sao Hỏa, thứ khí thường được sinh vật sống tạo ra trên Trái Đất.
Theo giờ địa phương, dữ liệu về tới Trái Đất vào hôm thứ Năm và tới thứ Sáu, các nhà khoa học đã xác nhận được độ chính xác của tín hiệu, và hồ hởi bàn bạc về khả năng sự sống tồn tại trên Sao Hỏa. Tuy nhiên, NASA vẫn chưa có công bố chính thức những gì họ tìm được.
“Vì kết quả này quá đỗi bất ngờ, chúng tôi sắp xếp lại mấy ngày cuối tuần để làm thêm thử nghiệm”, Ashwin R. Vasavada, nhà khoa học thuộc dự án sứ mệnh sao hỏa, viết trong một email. Trang tin The New York Times cũng đã nhận được email trên, và là nơi đầu tiên đăng tải mẩu tin này.
Ban điều hành mặt đất đã gửi lên cho Curiosity hướng dẫn mới, nói cho con robot biết phải làm gì trong những đo đạc tiếp theo, tăng tốc độ những kế hoạch nghiên cứu trước đây. Dự kiến, kết quả sẽ tới vào thứ Hai tuần sau theo giờ Mỹ.
Xuyên suốt lịch sử phát triển của loài người, không thể đếm được số người ngước lên trời cao để hỏi: Liệu ta có cô đơn trong Vũ trụ bao la? Sau một loạt các quan sát, ta đặt câu hỏi cụ thể hơn: LIệu Sao Hỏa có thể hỗ trợ sự sống?
Thập niên 70, tàu thăm dò Viking chụp về cho chúng ta thấy một vùng đất đỏ khô cằn, không sự sống. Hai thập kỷ sau, các nhà khoa học hành tinh nhận định rằng bề mặt Sao Hỏa ấm hơn ta tưởng, ẩm hơn và có khả năng duy trì sự sống cao hơn hồi 4 tỷ năm trước. Và giờ, nếu xác nhận được sự tồn tại của sự sống trên Hành tinh Đỏ, ta sẽ biết đó là vi khuẩn sống trên bề mặt, ngầm dưới đất đã tồn tại.
Nói thêm về khí methane và tầm quan trọng của nó: nếu như khí methane vốn xuất hiện trong không khí, bức xạ Mặt Trời và các phản ứng hóa học sẽ bẻ gãy liên kết methane trong khoảng thời gian vài thế kỷ. Vì thế, mọi nguồn methane xuất hiện sẽ đều là mới.
Trên Trái Đất, ta vẫn biết tới khả năng thải methane của những vi khuẩn sống trong môi trường thiếu oxy, như những khe nứt sâu dưới lòng đất hay hệ tiêu hóa của sinh vật sống. Tuy nhiên, hoạt động địa chất cũng có thể giải thoát khí methane.
Cũng có khả năng khác nữa: khí methane mới phát hiện có niên đại cả triệu năm, mới thoát ra bề mặt qua một vết nứt mới xuất hiện. Chiều thứ Bảy vừa rồi, NASA xác nhận phát hiện mới, nhưng chỉ gọi chúng là “kết quả khoa học sơ bộ”.
Họ cần phân tích thêm dữ liệu để khẳng định kết quả là đúng.
Lần đầu tiên ta phát hiện ra khí methane trên Sao Hỏa đã là một thập kỷ rưỡi trước, bằng tàu thăm dò từ quỹ đạo Mars Express thiết kế bởi Cơ quan Vũ trụ Châu ÂU ESA cùng sự giúp sức từ một số kính viễn vọng Trái Đất. Tuy nhiên, công nghệ thời điểm đó vẫn còn “non trẻ”, việc phát hiện khí methane trên Hành tinh Đỏ hơi quá sức, khiến nhiều nhà khoa học tin rằng đó chỉ là nhầm lẫn.
Khi Curiosity lên Sao Hỏa hồi 2012, giới khoa học chủ động đi tìm methane nhưng không thành. Năm 2013, một lượng lớn methane bỗng xuất hiện rồi sớm tan biến. Lượng methane mới phát hiện lần này có độ đậm đặc hơn 21 lần đợt bùng nổ methane hồi 2013.
Cách đây không quá lâu, công cụ trên Curiosity đã được tinh chỉnh lại từ xa, cho phép tàu thăm dò phát hiện ra lượng methane dù là nhỏ nhất. NASA phát hiện rằng lượng khí gas đột biến theo mùa, rồi kết quả mới từ phân tích dữ liệu cũ của Mars Express cũng đã xác nhận phát hiện của Curiosity hồi 2013 là chuẩn xác.
Thế nhưng vệ tinh lần dấu khí gas, Trace Gas Orbiter, một tàu thăm dò từ quỹ đạo của Châu Âu mới được phóng lên năm 2016, lại không phát hiện ra dấu vết khí gas trong những nghiên cứu đầu tiên hồi năm ngoái.
Khu vực Hố thiên thạch Gale, nơi Curiosity đang nghiên cứu.
Marco Giuranna, nhà khoa học công tác tại Viện Vật lý Vũ trụ Quốc gia tại Ý, cũng là người đứng đầu dự án đo đạc khí methane của Mars Express, nói rằng các chuyên gia từ cả ba dự án - Curiosity, Mars Express và Trace Gas Orbiter - đều đang bàn bạc gắt gao.
Giuranna nói Mars Express có bay qua khu vực Hố Gale, địa điểm Curiosity vẫn đang nghiên cứu, đúng vào ngày tàu thăm dò bề mặt Sao Hỏa phát hiện ra khí methane. Bên cạnh đó, cơ sở dữ liệu cũng có những nghiên cứu sớm hơn nữa, bao gồm cả một lần kết hợp quan sát với Trace Gas Orbiter.
“Có rất nhiều dữ liệu có thể phân tích được”, giáo sư Guiranna nói. “Sẽ sớm có kết quả sơ bộ trong tuần tới”.
Nhân tiện, nói thêm về kế hoạch xa xôi hơn chút: trong năm tới, sẽ có hai tàu thăm dò nữa đổ bộ lên bề mặt Sao Hỏa, một của NASA và một tới từ sự kết hợp giữa Nga và Châu Âu, chúng sẽ đều mang theo công cụ phát hiện vật chất cấu thành sự sống.
Tham khảo New York Times
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI
Morris Chang, nhà sáng lập TSMC, đã thẳng thắn nhận định chiến lược kinh doanh của Intel, cho rằng "Đội Xanh" đáng lẽ không nên bước chân vào lĩnh vực sản xuất chip và thay vào đó nên tập trung vào thị trường AI.
Chủ tịch Huawei tự hào khoe Mate 70 là điện thoại với chip 100% Made in China: "Tự chủ ngành bán dẫn đã trở thành hiện thực"