Đây chính là kế hoạch 'không tưởng' của Bill Gates: Sản xuất vắc-xin phòng COVID-19 cho toàn bộ 7 tỷ người trên Trái Đất
Bill Gates cũng đã khẳng định sẽ cố gắng dồn tiền xây dựng nhà máy sản xuất cho 7 loại vắc-xin COVID-19 tiềm năng
Quỹ Bill & Melinda Gates - tổ chức từ thiện lớn nhất thế giới vừa đưa ra lời kêu gọi hợp tác trên toàn cầu để sẵn sàng có vắc-xin Covid-19 cho 7 tỷ người, đồng thời chi thêm 150 triệu USD cho việc nghiên cứu các phương pháp trị liệu và điều trị virus corona chủng mới.
Theo Mark Suzman, giám đốc điều hành của Quỹ Bill & Melinda Gates, mặc dù có thể mất tới 18 tháng để nghiên cứu và thử nghiệm vắc xin COVID-19, nhà chức trách và các doanh nghiệp toàn cầu cần lên kế hoạch sản xuất ngay từ bây giờ.
Mark Suzman, giám đốc điều hành của Quỹ Bill & Melinda Gates
"Việc lên kế hoạch để sản xuất tối đa hàng trăm triệu liều vắc xin là rất bình thường", ông Suzman cho biết.
"Khi bạn phải đối phó với một mầm bệnh chưa từng được biết đến như COVID-19, chúng ta cần sản xuất hàng tỷ liều sau khi nghiên cứu thành công vắc-xin. Chúng ta sẽ cần tiêm vắc-xin cho toàn bộ 7 tỷ người trên Trái Đất. Tuy nhiên năng lực sản xuất hiện tại chưa thể đáp ứng được yêu cầu này.
Sau khi đã chi ra 100 triệu USD vào tháng 2, quỹ Bill & Melinda Gates đã tiếp tục rót thêm vốn khoảng 150 triệu USD cho các nỗ lực nỗ lực quốc tế chống lại đại dịch COVID-19, bao gồm phát triển các xét nghiệm chẩn đoán nhanh và chính xác hơn hơn, cũng như tìm ra phương pháp điều trị và vắc-xin hiệu quả.
Bên cạnh đó, những khoản tài chính nói trên cũng sẽ trợ giúp các quốc gia đói nghèo tại Nam Á và khu vực châu Phi hạ Sahara. Đây là những quốc gia đang cực kỳ thiếu thốn trang thiết bị vật chất cũng như hạ tầng y tế để chống lại dịch COVID-19.
Đã có có khoảng 100 loại vắc xin khác nhau đang được nghiên cứu phát triển trên toàn thế giới,
Tuy nhiên, trọng tâm chính của Quỹ Bill & Melinda Gates vẫn chính là nghiên cứu một loạt vắc xin hữu hiệu để ngăn đà lây lan của COVID-19. Hiện tại, đã có có khoảng 100 loại vắc xin khác nhau đang được nghiên cứu phát triển trên toàn thế giới, theo ông Suzman. Mặc dù đang cho kết quả rất tích cực trong các cuộc thử nghiệm quy mô nhỏ, phần nhiều trong số các loại vắc-xin trên có thể sẽ thất bại khi tiến hành thử nghiệm trên diện rộng.
"Khi vắc xin được phát triển thành công, nó phải thực sự sẵn sàng cho 7 tỷ người. Bạn cần phải thử nghiệm để tìm ra những tác dụng phụ không mong muốn với nhiều nhóm đối tượng khác nhau, bao gồm phụ nữ mang thai, những người cao tuổi hay trẻ nhỏ. Phần lớn các loại vắc xin thất bại trong các thử nghiệm trên diện rộng, vốn được gọi là thử nghiệm 3 giai đoạn"
Trước đó, bản thân Bill Gates cũng đã khẳng định sẽ cố gắng dồn tiền xây dựng nhà máy sản xuất cho 7 loại vắc-xin COVID-19 tiềm năng - một công việc có thể phung phí hàng tỷ USD khi chỉ có 2 nhà máy được chọn cuối cùng sẽ đi vào hoạt động.
Bill Gates sẽ xây cả 7 nhà máy sản xuất vắc-xin COVID-19, chịu mất hàng tỷ USD để có vắc-xin sớm hơn vài tháng
Theo giải thích của Bill Gates, ông không muốn tốn thời gian để tìm hiểu xem loại vắc-xin nào thực sự hiệu quả rồi mới đi xây nhà máy sản xuất chúng. Xây cả 7 nhà máy ngay từ bây giờ sẽ tiết kiệm được hàng tháng trời, và vài tỷ USD sẽ sớm cứu được hàng nghìn tỷ bay hơi trong nền kinh tế.
"Mặc dù đến cuối cùng chúng tôi chỉ chọn ra hai vắc-xin, nhưng chúng tôi sẽ tài trợ nhà máy cho cả 7 ứng cử viên. Điều này sẽ không khiến chúng tôi phải lãng phí thời gian để nói "Ok, loại vắc-xin nào hoạt động", rồi sau đó mới xây dựng nhà máy cho họ", Gates nói.
Vị tỷ phú cũng cho biết việc xây dựng nhà máy nên được bắt đầu ngay trong khi các loại vắc-xin còn đang thử nghiệm. Bởi đó là điều cần làm nếu chúng ta muốn có được vắc-xin nhanh nhất. Chúng ta không thể đợi công ty nào thử nghiệm vắc-xin thành công mới xây dựng nhà máy cho họ được.
Trong trường hợp nhanh nhất, Gates tin rằng chúng ta sẽ có vắc-xin COVID-19 trong 18 tháng nữa.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Người Trung Quốc khoe có được GPU AI xịn nhất của NVIDIA bất chấp lệnh cấm vận của Mỹ
Chưa rõ tại sao những GPU này lại có thể xuất hiện ở Trung Quốc.
Google giới thiệu Gemini 2.0: tạm biệt các chatbot AI, cùng chào đón kỷ nguyên "Tác nhân AI"