Đây là những công nghệ tương lai trong "Ready Player One", ngày chúng trở thành hiện thực không còn xa nữa
Dựa trên cuốn tiểu thuyết ra mắt vào năm 2011 của Ernest Cline, "Ready Player One" cho thấy quan điểm khá bi quan về sự phụ thuộc ngày càng lớn của xã hội vào công nghệ. Tuy nhiên, bộ phim không phủ nhận những thành quả mà công nghệ mang lại.
"Ready Player One", bộ phim mới nhất của đạo diễn Steven Spielberg, là câu chuyện của Wade Watts, cậu bé đến từ Columbus, Ohio. Wade sống trong một thế giới tương lai, nơi hầu hết con người - già, trẻ, giàu, nghèo - dành phần lớn thời gian của mình để đắm chìm vào thế giới VR, nhằm trốn tránh hiện thực tàn khốc và tuyệt vọng trên trái đất.
Dựa trên cuốn tiểu thuyết ra mắt vào năm 2011 của Ernest Cline, "Ready Player One" cho thấy quan điểm khá bi quan về sự phụ thuộc ngày càng lớn của xã hội vào công nghệ. Tuy nhiên, bộ phim không phủ nhận những thành quả mà công nghệ mang lại.
Cùng tìm hiểu những công nghệ tương lai trong "Ready Player One", để xem chúng đã trở thành hiện thực hay chưa.
"Ready Player One": Thực tế ảo toàn phần
Trong "Ready Player One", người chơi đeo kính VR, cầm controller trong tay. Tuy nhiên, khi ở trong Oasis, họ là những chiến binh trong game "Halo"
"Ready Player One" cho thấy trải nghiệm VR mang tính chất đắm chìm, không có rào cản vật lý giữa người dùng và các đối tượng trong môi trường ảo.
Trong phim, người chơi có thể chạm, nhặt và giữ đồ vật, ngay cả những nhân vật ảo không có trong thực tế. Họ có thể ngồi lên ghế ảo, dựa vào các bề mặt ảo mà không bị trượt ngã trong đời thực.
Dù đây là tương lai lý tưởng của công nghệ VR, trên thực tế thì việc đắm chìm hoàn toàn vào thế giới ảo rất khó thực hiện trong đời thực. Đơn giản vì nó không thực tế và rất nguy hiểm.
Đời thực: The Void
Người chơi trải nghiệm "The Void", game VR multiplayer
Các hệ thống VR trong thời điểm hiện tại có thể trở nên rất hấp dẫn nếu khu vực chơi vật lý được tùy chỉnh để phù hợp với hệ thống ảo.
Trên khắp thế giới, những công viên VR như "The Void" bắt đầu mở cửa cho công chúng.
"The Void" cho phép một nhóm người bước vào một không gian vật lý phù hợp với cuộc phiêu lưu ảo. Khi người chơi chạm vào một bức tường trong VR, họ có thể yên tâm vì đó là một bức tường có thật. Còn rất, rất lâu nữa thì VR mới có thể "ảo tung chảo" như "Ready Player One".
"Ready Player One": The Oasis
Hàng loạt nhân vật trong các tựa game nổi tiếng đều xuất hiện trong Oasis
Hầu hết tình tiết của bộ phim diễn ra trong "The Oasis", một trò chơi kiêm xã hội ảo, nơi hầu hết con người trong "Ready Player One" lựa chọn để trốn tránh thực tại.
Theo mô tả của Wade, Oasis là nơi mọi thứ đều khả thi, thứ duy nhất giới hạn thế giới đó chính là trí tưởng tượng của người chơi.
Từ khi mỗi người chơi được lựa chọn và tùy biến avatar cho riêng mình (virtual body), thế giới Oasis tràn ngập những yếu tố pop-culture (văn hóa đại chúng). Qua trailer, bạn có thể thấy Tracer (Overwatch); Chun-li (Street Fighter) cũng như hàng loạt nhân vật trong các bộ phim đình đám khác như Iron Giant, Back to the Future.
Đời thực: VRChat và một số trò chơi khác
Đã có một vài video game được tùy chỉnh để người chơi có thể trải nghiệm qua công nghệ VR, cho phép bạn tương tác, kết nối với môi trường ảo để kết bạn, tán gẫu, chơi game và khám phá những tính năng khác.
Nổi bật nhất phải kể đến VRChat, nền tảng miễn phí cho phép nhiều người nói chuyện, họp hành trong môi trường VR. Ứng dụng này có thể tải về qua Steam.
Trên một số khía cạnh, VRChat không khác gì Oasis, bạn có thể dấn thân vào nơi các nhân vật hoạt hình đi lại trên đường phố, chưa kể nhiều nơi để khám phá. Hầu hết những ai đã sử dụng VRChat đều nói rằng, họ có được những trải nghiệm chưa từng có trong đời.
"Ready Player One": Haptics suit
Haptics suit
Một trong những cách để "Ready Player One" tối đa hóa trải nghiệm xúc giác qua VR chính là bộ giáp Haptics. Trong phim, Haptics được mô tả là bộ giáp có cảm ứng nhiệt. Mỗi khi avatar tiếp xúc với vật thể hoặc người chơi khác trong Oasis, người chơi sẽ cảm nhận được.
Haptics có thiết kế đậm chất tương lai: Mỏng, nhẹ và vừa vặn.
Đời thực: Haptics suit hoàn toàn có thật!
Teslasuit
Thực tế, Haptics suit không phải thứ gì đó quá viễn tưởng. Công nghệ này hoàn toàn có thực, cho phép bạn cảm nhận, chạm vào vật thể ảo.
Bằng chứng là Teslasuit, nó đang được phát triển để có được những tính năng tương tự Haptics suit.
Teslasuit (không liên quan gì đến xe điện Tesla của Elon Musk hết), cho phép người mặc cảm nhận được một một loạt cảm giác chạy dọc cơ thể, ví dụ như mưa rơi, va chạm hoặc giá rét.
"Ready Player One": Máy chạy đa hướng
Wade, nhân vật chính trong "Ready Player One" đang đứng trên máy chạy đa hướng (Omni-directional treadmill)
Trong "Ready Player One", có vài cách khác nhau để người chơi đi lại trong thế giới ảo mà vẫn ở yên một chỗ trong thế giới thực.
Ví dụ, Wade có thể sử dụng máy chạy đa hướng (Omni-directional treadmill) để di chuyển theo bất cứ phương hướng nào cậu muốn.
Đời thực: Máy chạy đa hướng cho game VR
Omni, máy chạy đa hướng của Virtuix
Trong quá khứ, có rất nhiều công ty sản xuất thiết bị chơi game cố gắng phát triển máy chạy bộ đa hướng cho game VR. Tuy nhiên, hầu hết đều không thành công vì kích cỡ khá lớn, chiếm nhiều không gian và hơn cả là chúng rất đắt đỏ.
Thay vào đó, bất cứ ai muốn trải nghiệm phải đến những cửa hàng chỉ định.
Một trong những máy chạy bộ đa hướng nổi tiếng nhất cho game VR được gọi là Omni, do Virtuix phát triển. Khác với "Ready Player One", người chơi phải được cố định bằng hệ thống khung và đai an toàn để tránh bị vấp ngã. Thực chất, trông nó chẳng khác gì máy tập đi bộ cho người lớn cả. Như thế này chẳng hạn:
"Ready Player One": Đơn vị tiền tệ ảo
Wade đang thu thấp tiền ảo
Trong thế giới "phản địa đàng", phát triển theo chiều hướng tiêu cực của "Ready Player One", tiền xu ảo (virtual coin) kiếm được trong Oasis đã thay thế luôn tiền thật, dùng để giao dịch trong cả 2 thế giới.
Người chơi kiếm xu ảo bằng cách đánh bại những người chơi khác. Tuy nhiên, nếu bỏ mạng trong Oasia, người chơi sẽ mất sạch những gì kiếm được.
Chính vì xu ảo đã thay thế cả tiền thật, điều này khiến tình trạng chênh lệch giàu-nghèo ngày càng trở nên nghiêm trọng trong "Ready Player One".
Đời thực: Cryptocurrency - Tiền mã hóa
Trước khi được chuyển thể thành phim, "Ready Player One" vốn là một cuốn tiểu thuyết của tác giả Ernest Cline, ra mắt vào năm 2011.
Cho đến nay, các loại tiền mã hóa trên thế giới dường như vẫn đang ở "buổi bình minh", không ai có thể dự đoán chính xác được đà tăng giảm của chúng. Cũng không dám chắc tiền mã hóa có thể khiến các nền kinh tế trên thế giới rơi vào khủng hoảng. Tất cả vẫn còn là câu hỏi đang bị bỏ ngỏ.
Tham khảo B.I
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Sự thật từ nghiên cứu khoa học: Chơi trò chơi điện tử có ảnh hưởng bất ngờ đến chỉ số IQ của trẻ em!
Trò chơi điện tử từ lâu đã là chủ đề gây tranh cãi khi nhắc đến ảnh hưởng của chúng đối với trẻ em. Trong khi nhiều ý kiến chỉ trích việc chơi game có thể gây hại cho sự phát triển trí não, thì một nghiên cứu khoa học đã mang đến cái nhìn khác biệt, cho thấy mối liên hệ tích cực giữa việc chơi game và sự gia tăng trí thông minh ở trẻ nhỏ.
Những tiểu tiết bạn có thể đã bỏ qua trong trailer The Witcher 4