Để xử lý lượng rác thải 2 tỷ tấn/năm - nặng tương đương Kim tự tháp Giza, nhân loại trông chờ vào công nghệ
Vấn nạn rác thải đang ngày một nghiêm trọng, ta cần nhanh chóng xử lý nó trước khi Trái Đất biến thành Trái Rác.
- Nhựa trôi nổi trên biển chỉ chiếm 2% tổng lượng rác thải con người đổ vào đại dương, 98% còn lại đã đi đâu?
- Doanh nhân 25 tuổi phát minh ra sà lan lượm rác trên sông trước khi trôi ra biển
- Dự án biến nhựa thành đơn vị tiền tệ, vừa giải quyết được vấn nạn rác lại tạo ra nguồn sống cho vô số người nghèo
- Cộng đồng mạng sửng sốt trước cảnh nước lũ ngập Nhật Bản vẫn sạch trong, không một cọng rác
- Chặng leo núi kinh dị nhất thế giới: Thi thể búp bê nằm rải rác ở khắp mọi nơi khiến du khách rùng mình
Toàn thế giới đang phải đối mặt với vấn đề rác thải khổng lồ. Theo số liệu của Ngân hàng Thế giới (World Bank), chúng ta thải ra khoảng hai tỷ tấn rác mỗi năm. Con số này đương với cân nặng của kim tự tháp Giza ở Ai Cập.
Với tình trạng dân số đô thị ngày một đông đúc, một số thành phố không thể xử lý kịp các tấn rác được thải ra. Phần lớn đã phải tìm đến công nghệ mới, ít tốn chi phí để giải quyết.
Thị trường xử lý rác thải vì thế bỗng trỗi dậy. Dựa theo một báo báo của Sở Nghiên Cứu Thị Trường, lợi nhuận của ngành xử lý rác thải sẽ tăng từ 331 tỷ USD trong năm 2017 đến tận 530 tỷ vào năm 2025.
"Các thành phố đang phải đối mặt với vấn đề rác thải, nhờ đó lập tức có cơ hội để cải thiện và tránh né những hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra trong tương lai", Ricardo Cepeda-Márquez nói. Anh là giám đốc quản lý chất thải của mạng lưới C40 Cities, một mạng lưới được thành lập với mục đích ngăn chặn biến đổi khí hậu.
Rác thải không được xử lý có thể dẫn đến tình trạng nghẽn cống thoát nước, ngập úng và là nguyên nhân khiến nhiều chứng bệnh lây lan qua bước bùng nổ. Rác hữu cơ khi bị vứt ở những bãi rác thiếu không khí sẽ khiến rác khó bị phân hủy, bãi rác sẽ sản sinh ra khí methane, góp phần làm thay đổi khí hậu.
Các bãi rác không được xử lý kéo dài vô tận
DÙNG RÁC THẢI ĐỂ SẢN XUẤT NĂNG LƯỢNG
Thành phố Copenhagen, thủ đô của Denmark, gần đây đã mở cửa nhiều nhà máy điện sử dụng rác thải làm nguyên liệu. Người ta gọi nó là Copenhill hay Amager Bakke.
Các nhà máy này đốt rác thải thay vì đốt các loại nhiên liệu hóa thạch. Chúng có khả năng biến 450.000 tấn rác thành năng lượng mỗi năm, sản xuất điện năng cho 30.000 hộ gia đình và nhiệt năng cho 72.000 hộ.
Mặc dù quá trình này vẫn sản xuất ra khí CO2, nhưng thành phố đã lên kế hoạch lắp đặt một hệ thống thu khí, ngăn không cho loại khí độc hại này thoát ra môi trường và tồn trữ nó cho đến khi họ tìm được giải pháp xử lý. Việc sử dụng rác thải đồng thời giúp thành phố không còn phụ thuộc vào các loại nhiên liệu đắt đỏ.
"Thay vì vứt rác vào các bãi rác khổng lồ, chúng ta có thể sử dụng chúng để sản xuất ra nhiệt năng và điện năng bằng nhiều biện pháp rất hiệu quả", ngài Thị trưởng thành phố Copenhagen, Frank Jensen phát biểu.
"Đốt rác cung cấp năng lượng cho 99% các tòa nhà ở Copenhagen. Các loại ô nhiễm từ than đá, dầu hay petroleum nhờ đó hoàn toàn bị loại bỏ", ông nói. Cho tới năm 2025, thành phố này có thể trở thành nơi đầu tiên có thể loại bỏ hoàn toàn sự thải khí CO2 độc hại nhờ ông.
Đồi Copen (Amager Bakke)
Các thành phố như Addis Ababa ở Ethiopia, Thâm Quyến ở Trung Quốc và Hà Nội ở Việt Nam đang thử nghiệm nhiều biện pháp tương tự để chuyển đổi rác thải thành năng lượng.
Nhưng Cepeda-Márquez cảnh báo rằng loại công nghệ này có giới hạn. Một thành phố cần cơ sở hạ tầng đáng tin cậy và một hệ thống thu gom rác thải hữu hiệu trước khi nó có thể áp dụng phương pháp sản xuất năng lượng này.
"Rất nhiều thành phố ở phía Nam thế giới, với hệ thống xử lý rác thải rất tệ hại, hi vọng rằng các nhà máy đốt rác này sẽ xử lý hết tất cả các vấn đề của họ", ông nói. "Nhưng nếu bạn đã có một hệ thống (xử lý rác thải) yếu kém, không có một loại công nghệ nào có thể giúp được cả".
HỆ THỐNG THÔNG MINH
Các thành phố khác đối mặt vấn đề này bằng cách thay đổi cách xử lý rác bị vứt trên đường, với trí tuệ nhân tạo và máy tự động để phân loại rác tái chế, hoặc cảm biến để giảm thiểu lượng vứt đi.
Ở Singapore và thành phố Seoul - Hàn Quốc, họ đã lắp đặt các sọt rác thông minh sử dụng năng lượng mặt trời. Mỗi sọt đều có máy nén rác bên trong, giúp tăng lượng trữ rác lên nhiều. Và một khi sọt đã đầy, các cảm biến sẽ thông báo cho nhân viên đi thu thập rác.
Điển hình hơn, các thành phố sẽ phân loại rác bằng cách gửi nhiều loại xe tải khác nhau để thu thập từng loại rác khác nhau - một xe dành cho nhựa tái chế, xe khác dành cho thức ăn thừa,... Nhưng biện pháp này cần một số lượng lớn xe tải, khiến cho chi phí tăng cao và làm ảnh hưởng đến giao thông đường bộ.
Các xe tải chuyên dụng cho việc vận chuyển rác
"Nhiều thành thị ở Châu Âu, với đường phố eo hẹp, không có chỗ cho những chiếc xe rác chạy tới chạy lui", Cepeda-Márquez nói.
Thành phố Oslo, Thủ đô của Norway, đã thiết kế một mô hình thông minh để giải quyết vấn đề này. Từ năm 2012, các hộ gia đình ở thành phố bắt buộc phải dùng những túi khác màu cho những loại rác khác nhau. Nhờ đó, thay vì thu gom rác một cách riêng lẻ, các xe tải có thể thu gom hết tất cả các túi rác để đem nó đến một nhà máy phân loại.
Nhà máy phân loại rác ở Oslo, Norway
Túi màu xanh lá cây chứa thức ăn thừa và túi xanh dương chứa nhựa sẽ được phân loại bởi công nghệ cảm biến quang học. Công nghệ này có độ chính xác lên đến 95%.
Thành phố Oslo khẳng định rằng tăng cường sự phân loại rác thải và ý thức quần chúng đã tạo ra một tác động tích cực, làm giảm đi lượng rác bị vứt đi và tăng lượng được tái sử dụng và tái chế. Vào năm 2018, 37% rác thải của các hộ gia đình được tái chế, tăng từ 10% năm 2004.
Theo CNN
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Samsung và cuộc cách mạng AI: Hệ sinh thái toàn diện từ TV đến điện thoại di động đã thay đổi đời sống của người tiêu dùng như thế nào?
Với chiến lược toàn diện, Samsung đã sẵn sàng cho một cuộc cách mạng công nghệ tiếp theo, nơi AI đóng vai trò trung tâm. “Ông lớn" Hàn Quốc chứng minh trí tuệ nhân tạo không chỉ là một tính năng trong các thiết bị, mà còn là cốt lõi trong chiến lược đổi mới của họ.
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI