Dell đã lấy số tiền khổng lồ 67 tỷ USD từ đâu?
Chỉ vài tiếng sau khi thông tin về cuộc đàm phán giữa CEO của hai công ty Dell và EMC được tiết lộ, thương vụ thâu tóm trị giá kỷ lục đã chính thức được ký kết khiến không ít người bất ngờ. Dell chính thức mua lại EMC với giá trị 67 tỷ USD, cao hơn cả giá trị thị trường của Dell.
Và mặc dù cuộc đàm phán giữa hai công ty này chỉ được thúc đẩy trong vòng vài tháng trở lại đây. Nhưng trên thực tế Dell đã lên ý định này từ cách đây hơn hai năm, dựa trên tham vọng của Jamie Dimon, CEO của JPMorgan, cùng với nhà sáng lập Michael Dell.
Nhà sáng lập và CEO Michael Dell.
Đầu năm 2013, người sáng lập Michael Dell và công ty tư nhân Silver Lake đã bỏ ra 24 tỷ USD để mua lại hoàn toàn Dell, biến công ty này thành một công ty tư nhân. Bắt đầu từ đó, Michael Dell dần chuyển hướng công ty này từ một nhà sản xuất và kinh doanh PC thành một công ty công nghệ cao, mở rộng các lĩnh vực kinh doanh và không còn đặt nặng vấn đề doanh số bán hàng.
Trong khi đó, tại EMC tình hình hoàn toàn ngược lại, áp lực ngày càng đè nặng lên công ty công nghệ lưu trữ này. Năm 2014, khi mà Elliot Management đầu tư vào EMC, công ty này bắt đầu bị đặt dưới sức ép tăng trưởng, đặc biệt là giá cổ phiếu.
Điều đó dẫn đến việc EMC phải tìm kiếm các giải pháp nhằm thúc đẩy tăng trưởng, khi mà các công ty như Google và Microsoft giới thiệu những giải pháp lưu trữ trên nền tảng "đám mây" cạnh tranh hơn.
CEO Jamie Dimon của JPMorgan là người có ảnh hưởng rất lớn giúp thương vụ này có thể hoàn tất.
Đó chính là khoảng thời gian hoàn hảo để đi tới việc xây dựng một thỏa thuận hợp tác mới giữa Dell và EMC. Một kẻ có tiềm lực và đang muốn tìm hướng đi mới, một kẻ lại đang tìm một đối tác kinh doanh để có thể nương tựa.
Sau đó, CEO Jamie Dimon của JPMorgan cùng với Michael Dell và giám đốc Egon Durban của Silver Lake ngồi lại với nhau để bắt đầu một thỏa thuận nghiêm túc. Mà mục tiêu chính là hãng công nghệ lưu trữ EMC.
Số tiền khổng lồ của thương vụ thâu tóm này từ đâu mà ra?
Thách thức lớn nhất để thực hiện được thương vụ thâu tóm EMC chính là tiền. Dell cần phải huy động các gói tài chính khổng lồ, vượt qua cả giá trị của công ty nếu như muốn hoàn thành thương vụ này.
Cuồi cùng, thỏa thuận này đã nhận được tài trợ từ nhà sáng lập Michael Dell cùng với công ty đầu tư MSD Partners của ông và các công ty đầu tư tư nhân Silver Lake, Temasek. Cùng với khoản vay 40-50 tỷ USD từ các ngân hàng.
Công ty JPMorgan, cố vấn tài chính của Dell, đã phải bỏ rất nhiều thời gian để đảm bảo rằng thương vụ này có thể thành công. CEO Dimon của JPMorgan đã dành 6 tuần để đi đến từng ngân hàng và hội đồng quản trị, kêu gọi các khoản vay vốn.
Có rất nhiều ngân hàng lớn cam kết hỗ trợ gói tài chính cho Dell, họ cũng nhận được khoản phí không hề nhỏ.
Sau nỗ lực của ông Dimon, danh sách các ngân hàng cam kết tài chính ngày càng dài, bao gồm Barclays, Bank of America Merrill Lynch, Citigroup, Deutsche Bank, Goldman Sachs và RBC và khiến cho nó trở thành cam kết tài trợ lớn nhất cho một giao dịch của một công ty công nghệ.
Tuy nhiên, các ngân hàng cam kết tài trợ cũng được hưởng lợi rất lớn, với khoản phí cho các gói tài trợ có thể lên đến 700 triệu USD. Hai công ty JPMorgan và Morgan Stanley là tư vấn tài chính của Dell và EMC cũng có thể nhận được 250 triệu USD phí tư vấn.
Trong khi đó, Dell cũng chấp nhận trả cao hơn 28% giá trị thị trường của EMC, với mức giá 33,15 USD một cổ phiếu. Điều đó cho thấy mức độ chịu chi và mạnh tay của Dell trong thương vụ này lớn đến mức nào.
Khép lại thương vụ kỷ lục này, Dell mang trên mình một khoản nợ khổng lồ trị giá khoảng 50 tỷ USD, chưa tính các khoản nỡ cũ của công ty. Tính riêng số tiền lãi mà Dell phải trả hàng năm cũng lên đến 2,5 tỷ USD.
Tham khảo: BI
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Tại sao nhân loại lại cần đến máy tính lượng tử, chúng được dùng để làm gì?
Điện toán lượng tử hiện tại vẫn còn cách xa khả năng ứng dụng rộng rãi, nhưng tiềm năng mà nó mang lại là không thể phủ nhận.
Huawei xác nhận ra mắt Mate 70: Dòng smartphone đầu tiên "đoạt tuyệt" hoàn toàn với Android