Các nhà sản xuất Trung Quốc đang dần thay thế định kiến của người dùng. Thay vì sản xuất thiết bị giá rẻ, họ chuyển sang giới thiệu thiết bị cao cấp cạnh tranh với các ông lớn.
Từng có thời gian những chiếc smartphone Android không được xem là đối trọng của iPhone. Song những năm gần đây, các dòng sản phẩm như Galaxy S, Galaxy Note, Xperia đã có giá ngang ngửa các mẫu điện thoại iPhone.
Tuy nhiên, trước sự xâm lấn của các mẫu điện thoại giá rẻ đến từ Trung Quốc, hoạt động kinh doanh của những OEM tên tuổi như Samsung, LG, Sony, HTC, và Motorola gặp khá nhiều khó khăn.
Bằng chứng là chu kỳ nâng cấp điện thoại ngày càng bị rút ngắn. Một sản phẩm cao cấp ra mắt đầu năm rất có thể sẽ mất giá và nằm trong phân khúc tầm trung chỉ sau 6 tháng.
Mới đây, hai nhà sản xuất Trung Quốc là Huawei và Xiaomi đã thổi làn gió mới khi mạnh dạn tuyên bố sẽ bá chủ thị trường với những sản phẩm cao cấp và sang trọng “made in China”.
Vì sao các tên tuổi lớn gặp khó ở Trung Quốc?
Các nhà sản xuất điện thoại đến từ đất nước tỷ dân có nhiều cách để hạ giá thành sản phẩm, bao gồm:
1. Bán sản phẩm trực tiếp hoặc thông qua trang thương mại điện tử giúp loại các chi phí bán lẻ.
2. Tiếp thị trực tuyến, giảm chi phí quảng cáo truyền thốn.
3. Không để giá di động quá cao rồi giảm dần theo thời gian.
4. Chỉ lựa chọn các thị trường đang phát triển như Ấn Độ, Trung Quốc, Việt Nam,…nơi có nhu cầu lớn về các sản phẩm giá rẻ.
5. Đa dạng hóa sự lựa chọn của khách hàng bằng việc thay đổi linh hoạt chất liệu sản phẩm, từ bình dân đến cao cấp.
Với những cách thức kinh doanh trên, Xiaomi hay OnePlus đã thành công ngoài mong đợi khi không phải bỏ quá nhiều chi phí. Hậu quả, Samsung hiện đang phải đối mặt với năm thứ 5 liên tiếp sụt giảm doanh thu ở Trung Quốc. Theo The Korea Herald – tờ báo uy tín hàng đầu của Hàn Quốc, nhà sản xuất điện thoại Galaxy xếp hạng ở vị trí thứ 5, đồng thời phải cắt giảm hơn 10.000 nhân sự trong năm 2015.
Cú hích mang tên di động cao cấp
Các OEM Trung Quốc dần tăng số lượng sản phẩm cao cấp nhưng vẫn duy trì mức giá thấp hơn so với các đối thủ trên thị trường. ZTE Axon là một ví dụ. Sở hữu thiết kế đẹp, cùng cấu hình cao cấp song giá mềm hơn nhiều so với G4 của LG hay One M9 của HTC.
P9 của Huawei thậm chí được trang bị cụm camera kép hợp tác với hãng máy ảnh Leica, cùng thiết kế kim loại cao cấp. Máy có giá 10,9 triệu đồng tại Việt Nam, tương đương các sản phẩm trung cấp của Samsung.
Mặc dù chiến lược kinh doanh toàn cầu chưa mạnh mẽ nhưng Huawei nhưng Xiaomi mạnh dạn tuyên bố sẽ phát hành điện thoại thông minh giá 600 USD trong năm nay ở thị trường trong nước cũng như các thị trường xung quanh.
Giới chuyên môn đặt ra câu hỏi rằng các OEM này có thực sự thành công khi tung ra những sản phẩm đắt đỏ?
Đại diện của Huawei cho biết: “28,3 triệu điện thoại thông minh đã được bán ra, tăng 64% so với cùng kỳ năm ngoái. Bộ đôi siêu phẩm P9 và P9 Plus dù mới ra mắt trong chưa đầy 6 tuần song cũng đạt được doanh số 2,6 triệu máy phát hành trong tháng 4. So với dòng P8 trước đó, tăng 130% ở nhiều quốc gia bao gồm Anh, Pháp, Phần Lan, Ba Lan và Thái Lan.”
Blog công nghệ GizmoChina đăng số liệu kinh doanh của Huawei trên trang bán lẻ trực tuyến JD.com cho thấy các sản phẩm của hãng thực sự bán chạy trong cùng tầm giá.
Người dùng nội địa có xu hướng ủng hộ các nhà sản xuất trong nước, giúp phát triển nền kinh tế quốc gia. Sự thất thế của Samsung là một minh chứng điển hình.
Tạm kết
Những sản phẩm tốt, mẫu mã đa dạng, mức tiền hợp lý (có thể cao) là những nhận xét mới nhất về các sản phẩm đến từ Trung Quốc. Từ trước đến nay, khái niệm “thiên đường hàng nhái” đã in sâu trong tâm trí người dùng về các sản phẩm đến từ quốc gia này, để xóa bỏ đòi hỏi sự cố gắng rất nhiều từ bản thân nội lực của các công ty, doanh nghiệp Trung Quốc.
Theo Zing
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cùng nhận tiền của NASA để sản xuất tàu vũ trụ, SpaceX thành công lớn còn Boeing lỗ nặng
Boeing đứng trước những sóng gió lớn nếu không hoàn thành dự án Starliner của mình.
iPhone 14 Pro Max phát nổ khiến người dùng bị thương