Trung Quốc: Thị trường smartphone khắc nghiệt nhất thế giới, nơi những kẻ mạnh nhất cũng có thể bị nuốt chửng

    TVD,  

    Trung Quốc được đánh giá là thị trường nhiều tiềm năng phát triển, nhưng bên cạnh đó ít ai biết được sự cạnh tranh là khốc liệt tới mức nào.

    Ngày xửa ngày xưa, khi mà Xiaomi xây dựng cả một đế chế smartphone dựa trên công thức đơn giản, giá rẻ cấu hình cao và bắt chước thiết kế. Rất nhiều hãng smartphone khác của Trung Quốc cũng đã học tập theo và làm cho thị trường smartphone đông dân nhất thế giới này trở nên sôi động hơn bao giờ hết.

    Số lượng các hãng smartphone Trung Quốc mọc lên không thể đếm được hết, giống như nấm sau mưa. Nhưng khi cơn mưa đã chấm dứt và thị trường Trung Quốc bắt đầu chuyển mình sang một giai đoạn mới, chỉ còn những cây lớn là tồn tại.

     Rất nhiều thương hiệu smartphone mọc lên tại Trung Quốc.

    Rất nhiều thương hiệu smartphone mọc lên tại Trung Quốc.

    Cỏ dại và những cây nấm nhỏ bé đã không còn đủ sức để sinh tồn trong thời kỳ khắc nghiệt này. Những nhà phân tích mô tả tình cảnh hiện nay của các hãng smartphone nhỏ tại Trung Quốc, giống như đi trên con đường dẫn đến nấm mồ tập thể. Mà tại đó, xác chết đã chất đầy.

    Theo thống kê của nhà nghiên cứu Peng Zhen , tại Viện nghiên cứu Viễn thông Trung Quốc, hơn 30% các hãng sản xuất smartphone của Trung Quốc đã “chết” từ giữa năm 2014 đến hết năm 2015.

    Trong năm 2014, Trung Quốc có 445 hãng sản xuất smartphone trong nước. Đến cuối năm 2015, con số này chỉ còn 309. Có nghĩa là 136 hãng sản xuất smartphone đã biến mất trong vòng một năm rưỡi.

    Điều đáng sợ là nó vẫn chưa dừng lại, mà thậm chí còn nhanh và mạnh hơn khi bước sang năm 2016. Ngay cả những hãng smartphone Trung Quốc có chút tiếng tăm và doanh thu khá cao, như Dakele cũng không tránh khỏi số phận thảm khốc này.

     Nhưng chỉ có một số ít là có thể tồn tại.

    Nhưng chỉ có một số ít là có thể tồn tại.

    Thị trường smartphone Trung Quốc có rất nhiều tiềm năng, nhưng cũng vô cùng khắc nghiệt. Trong khi đó số lượng các hãng smartphone lại quá nhiều, dẫn đến chọn lọc tự nhiên là điều không thể tránh khỏi.

    Giống như những loài thú ăn thịt không thể thích nghi khi môi trường thay đổi, trong khi số lượng con mồi là hạn chế. Thì chỉ có những con thú mạnh nhất mới có thể tiếp tục tồn tại. Nếu không đủ sức cạnh tranh, kết cục là “chết” chứ không chỉ đơn giản là sụt giảm doanh số hay doanh thu.

    Đó chính là sự khắc nghiệt tại thị trường smartphone Trung Quốc. Năm 2013, cứ mỗi ngày lại có 6 thiết bị di động mới được các hãng Trung Quốc ra mắt. Nhưng đến năm 2016, con số đó đã giảm một nửa.

     Trung Quốc là thị trường khắc nghiệt nhất thế giới.

    Trung Quốc là thị trường khắc nghiệt nhất thế giới.

    Khi số lượng các hãng smartphone Trung Quốc ngày càng giảm và giảm một cách nhanh chóng, thị phần bắt đầu rơi vào tay những ông lớn. Chúng ta có thể kể đến Huawei, Oppo, Xiaomi hay Vivo.

    Đó là những cái tên vẫn còn tồn tại và phát triển mạnh mẽ trong thời kỳ khắc nghiệt này. Sự thống trị của các hãng smartphone này càng làm cho các hãng sản xuất nhỏ bé gặp nhiều khó khăn hơn.

    Họ không thể cạnh tranh lại, cũng không đủ chi phí để tiếp tục đổ vào R&D. Smartphone nhái cũng không còn chỗ đứng, cùng với đó là smartphone giá rẻ. Những thứ này bắt đầu bị coi thường tại Trung Quốc, nơi mà người sử dụng bắt đầu quan tâm tới sản phẩm cao cấp và có thương hiệu.

    Xu hướng này có thể sẽ tiếp tục trong những năm tới, khiến cho thị trường smartphone Trung Quốc càng trở nên cô đọng hơn. Có thể trong tương lai không xa, khi nhắc đến Trung Quốc chúng ta sẽ chỉ nhắc tới một cái tên duy nhất. Một cái tên đủ sức để đánh bật cả Apple của Mỹ và Samsung của Hàn Quốc.

    Tham khảo: techinasia

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ