Điều gì khiến mô hình kinh doanh của Tesla khác biệt so với hầu hết doanh nghiệp trên hành tinh?

    Mai Lâm, Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị 

    Elon Musk, người sáng lập kiêm giám đốc điều hành Tesla, đã tuyên bố sứ mệnh của công ty: "Thúc đẩy sự ra đời của phương tiện giao thông có năng lượng bền vững bằng cách đưa xe điện ra thị trường nhanh nhất có thể."

    Các quy định mới về an toàn và về khí thải phương tiện, tiến bộ công nghệ và nhu cầu của khách hàng thay đổi là những nguyên nhân dẫn đến thị trường xe điện ngày càng phát triển. Ngoài ra, Tesla và mô hình kinh doanh xe điện của công ty đã đóng một phần lớn vào việc biến xe điện thành một phương tiện được sử phổ biến.

    Elon Musk, người sáng lập kiêm giám đốc điều hành Tesla, đã tuyên bố sứ mệnh của công ty: "Thúc đẩy sự ra đời của phương tiện giao thông có năng lượng bền vững bằng cách đưa xe điện ra thị trường nhanh nhất có thể." Sứ mệnh này được xem là "xương sống" của mô hình kinh doanh Tesla. Và nhờ sứ mệnh này mà mô hình kinh doanh của Tesla đã rất thành công.

    Sản phẩm đầu tiên

    Điều gì khiến mô hình kinh doanh của Tesla khác biệt so với hầu hết doanh nghiệp trên hành tinh? - Ảnh 1.

     Để tạo ra chỗ đứng của riêng mình trên thị trường, Tesla có một cách tiếp cận rất độc đáo. Thay vì cố gắng tạo ra một chiếc xe hợp túi tiền của công ty để sau đó có thể sản xuất hàng loạt và tung ra thị trường, thì họ đã đi theo hướng ngược lại. Họ tập trung vào việc tạo ra một chiếc xe có sức hấp dẫn rồi từ đó tạo ra nhu cầu về xe điện.

    Trong một bài đăng trên trang web của Tesla, Elon Musk đã nói về sứ mệnh của công ty: "Nếu có thể thì chúng tôi đã tiếp thị đại trà ngay từ sản phẩm đầu tiên của mình rồi. Nhưng đối với một công ty khởi nghiệp chưa từng sản xuất ô tô thì rất khó để thực hiện điều đó. Sản phẩm đầu tiên của chúng tôi phải đắt hàng bất kể nó trông như thế nào. Vậy nên chúng tôi quyết định chế tạo một chiếc xe thể thao, vì một chiếc xe thể thao điện sẽ giúp chúng tôi có cơ hội cạnh tranh với các đối thủ."

    Vì vậy, Tesla đã đưa ra thị trường chiếc xe thể thao sang trọng chạy bằng hoàn toàn bằng điện và nó có tên là Tesla Roadster. Công ty đã bán được khoảng 2.500 chiếc Roadster trước khi ngừng sản xuất vào tháng 1 năm 2012. Đây được xem là một số khả quan đối với Tesla nhưng đối với General Motor thì không.

    Giai đoạn tiếp theo

    Sau khi Tesla thành lập thương hiệu, sản xuất và đưa những chiếc xe đầu tiên của mình ra thị trường, thì công ty cũng đã củng cố lại mô hình kinh doanh của mình. Mô hình kinh doanh của Tesla tập trung vào ba mũi nhọn chính là bán, bảo dưỡng và sạc xe điện.

    Bán hàng trực tiếp

    Không giống như các nhà sản xuất ô tô khác, Tesla không bán sản phẩm thông qua các đại lý mà bán trực tiếp cho người tiêu dùng. Công ty đã tạo ra một mạng lưới quốc tế gồm các phòng trưng bày thuộc sở hữu của công ty và hầu hết các phòng trưng bày này đều nằm ở các trung tâm các đô thị.

    Bằng cách làm chủ kênh bán hàng, Tesla tin rằng họ có thể kiểm soát được tốc độ phát triển sản phẩm của mình. Quan trọng hơn là nhờ đó công ty có thể mang đến trải nghiệm mua sắm tốt hơn cho khách hàng. Không giống như các đại lý xe hơi, các phòng trưng bày của Tesla không tiềm ẩn xung đột về lợi ích. Và khách hàng chỉ giao dịch với nhân viên bán hàng và dịch vụ do Tesla cung cấp.

    Tính đến cuối năm 2019, tổng cộng Tesla có 429 địa điểm trên khắp thế giới bao gồm các phòng trưng bày, trung tâm Service Plus (kết hợp giữa trung tâm bán lẻ và dịch vụ) và các cơ sở dịch vụ. Tesla cũng đã tận dụng lợi ích của việc bán hàng online. Vậy nên người tiêu dùng có thể chọn và mua các sản phẩm Tesla bằng hình thức trực tuyến.

    Dịch vụ tại nhà

    Ở một số khu vực, Tesla sử dụng dịch vụ Tesla Rangers- các kỹ thuật viên di động. Ngoài ra, trong một số trường hợp, các dịch vụ của Tesla sẽ được cung cấp từ xa. Ví dụ: với dòng xe Model S, các thông tin và dữ liệu của xe có thể tải lên hệ thống của công ty từ xa vì thế các kỹ thuật viên có thể xem và khắc phục một số sự cố mà không cần chạm vào xe.

    Điều gì khiến mô hình kinh doanh của Tesla khác biệt so với hầu hết doanh nghiệp trên hành tinh? - Ảnh 2.

    Hệ thống siêu nạp

    Tesla đã tạo ra mạng lưới "trạm siêu nạp" của riêng mình. Và khách hàng có thể sạc xe miễn phí trong khoảng 30 phút. Tất nhiên, Tesla làm điều này với mục đích riêng. Đó là thu hút và khuyến khích nhiều người mua và sử dụng sản phẩm của họ. Ngoài ra điều này cũng giúp xe điện có thể duy trì hoạt động.

    Mô hình kinh doanh

    Tesla gia nhập thị trường với chiếc Roadster thể thao. Khi giới thiệu mẫu xe ô tô chuyên dùng chở khách thuộc dòng Model S vào tháng 6 năm 2012, thì hãng đã ngừng sản xuất Roadster.

    Tesla bắt đầu phân phối chiếc SUV đầu tiên- Model X, vào tháng 9 năm 2015.

    Các đơn hàng đầu tiên của dòng Model 3 bắt đầu thực hiện vào tháng 7 năm 2017 khi Tesla lọt vào danh sách các hãng ô tô có giá cả phải chăng. Năm 2020, mẫu cơ bản của hãng có giá khởi điểm là 36.200 USD.

    Tesla đã kết hợp nhiều trung tâm bán hàng với các trung tâm dịch vụ, bao gồm cả các trạm sạc. Họ cho rằng mở nhiều trung tâm dịch vụ tại một khu vực mới có thể đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Khách hàng có thể sạc hoặc bảo dưỡng xe của mình tại các trung tâm bảo hành hoặc ở các trung tâm Service Plus.

    Tesla cũng sản xuất xe bán tải chạy hoàn toàn bằng điện. Và những chiếc này chỉ tiêu thụ 2kWh/dặm. Hiện nay, công ty tuyên bố rằng xe của họ có thể đi 400 dặm chỉ với một lần sạc (30 phút sạc) và trong tương lại con số này có thể là hơn 600 dặm. Được biết vào năm 2019, UPS là một trong những công ty đã đặt hàng trước loại xe tải này.

    Mẫu xe mới nhất của Tesla là phiên bản nâng cấp của Roadster và công ty tuyên bố đây là "chiếc xe nhanh nhất thế giới". Nó có khả năng tăng tốc từ 0-60 trong 1,9 giây. 8 Chiếc Roadster mới dự kiến sẽ được giao hàng vào năm 2021, với giá cơ bản là 200.000 USD.

    Các sản phẩm khác

    Một phần sứ mệnh của Tesla là "thúc đẩy sự ra đời của phương tiện giao thông có năng lượng bền vững". Để đạt được mục tiêu đó, Tesla bán các hệ thống truyền lực và linh kiện cho các nhà sản xuất ô tô khác.

    Vào tháng 4 năm 2015, công ty đã giới thiệu một dòng pin dành cho gia đình, được gọi là Powerwall, phục vụ như hệ thống lưu trữ năng lượng trong gia đình hoặc doanh nghiệp. Chúng được thiết kế để kết nối với hệ thống năng lượng mặt trời và có thể được sử dụng làm pin dự phòng. Tesla cũng có bán các tấm pin mặt trời và tấm lợp năng lượng mặt trời.

    Giống như các nhà sản xuất ô tô khác, Tesla cung cấp các dịch vụ tài chính bao gồm cho mua xe trả sau và cho thuê xe. Đối với một số chương trình mua xe trả sau, công ty cũng có các điều khoản đảm bảo giá trị của xe khi khách hàng muốn bán lại.

    Tesla là một công ty công nghệ?

    Nhiều nhà phân tích tài chính và các nhà đầu tư coi Tesla là một công ty công nghệ chứ không đơn thuần là một công ty xe hơi. Vì họ thấy rằng giá cổ phiếu của Tesla tăng trưởng bắt đầu từ năm 2013, và lúc đó nó đã tăng hơn 300% trong vòng một năm.

    Các báo cũng đua nhau tìm điểm tương đồng giữa Tesla và các công ty công nghệ. Một bài báo trực tuyến của Slate thậm chí còn viết hẳn một đoạn so sánh Tesla với Apple và Alphabet (GOOGLE).

    Vào thời điểm đó, Adam Jonas, cố vấn của Morgan Stanley, người đã từng là "một con ngựa chiến" của Tesla từ những ngày đầu thành lập công ty, đã đưa ra mục tiêu về giá cổ phiếu là 103 USD "khi Tesla trưởng thành hoàn toàn." Nhưng đến giữa tháng 1 năm 2021, cổ phiếu của Tesla được giao dịch ở mức giá 847,95 USD.

    Có một số điểm tương đồng giữa Tesla và lĩnh vực công nghệ. Giống như các công ty công nghệ khác, Tesla đang có ý định thay đổi các mô hình kinh doanh trên thị trường. Họ đã thay đổi bằng cách bán trực tiếp sản phẩm cho người tiêu dùng. Và tương tự như Apple, các hệ thống sản phẩm của Tesla thu hút một lượng lớn khách hàng trung thành.

    Và các nhà đầu tư vào Tesla, cũng giống như các nhà đầu tư vào nhiều công ty công nghệ, họ phải kiên nhẫn trong thời gian dài thậm chí thua lỗ hàng quý. Nhưng cuối cùng họ vẫn sẽ được kết quả như mong muốn. Bằng chứng là: Tesla đã đưa ra báo cáo đánh dấu chuỗi 5 quý liên tiếp đạt lợi nhuận tính đến quý 3/2020.

    Điều cuối cùng

    Cơ sở hạ tầng là trở ngại lớn nhất đối với Tesla. Nếu không có cơ sở hạ tầng để xây các trạm nạp pin thì khách hàng sẽ gặp rắc rối. Mặc dù hiện nay mạng lưới các trạm nạp pin của Tesla đã khá rộng nhưng vẫn chưa đủ. Vì thế Tesla có kế hoạch tiếp tục bổ sung vào mạng lưới các trạm nạp điện của mình ở Hoa Kỳ, Châu Âu và Châu Á.

    Tesla không phát minh ra ô tô điện hay thậm chí là ô tô điện sang trọng. Nhưng Tesla đã phát minh ra một mô hình kinh doanh thành công và đưa những chiếc xe điện tốt nhất ra thị trường. Một phần của chiến lược là xây dựng một mạng lưới các trạm sạc để giải quyết một trong những trở ngại lớn nhất mà việc sử dụng xe điện phải đối mặt. Đó là tiếp nhiên liệu trong những chuyến đi dài. Mô hình kinh doanh độc đáo của Tesla, bao gồm việc giữ quyền kiểm soát bán hàng và dịch vụ, là một trong những lý do khiến cổ phiếu của Tesla tăng vọt kể từ lần đầu tiên IPO.

    Vì sao có người không giỏi bằng bạn nhưng họ đang kiếm nhiều tiền hơn? Bí mật nằm ở một thứ mà ít người nghĩ tới

    Theo Investopedia


    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ