Linh cẩu cổ đại được các chuyên gia cho rằng hung dữ hơn nhiều so với linh cẩu hiện đại và Dinocrocuta cũng không ngoại lệ.
- Embolotherium: Loài tê giác sở hữu chiếc sừng giống như loài bọ hung
- Phát hiện loài 'vượn khủng bố' - một trong những loài vượn lớn nhất từng tồn tại trên Trái Đất
- Không phải điện thoại hay TV, đây mới là những thứ thực sự 'tương lai' của CES 2023
- Những công nghệ "tưởng là làm cho vui" nhưng lại có thật ở CES 2023
- Kerma: Nền văn minh bí ẩn của sông Nile
Linh cẩu là một trong những loài động vật mà bạn chỉ cần nhìn thấy một lần ở bên ngoài thì sẽ nhớ cả đời. Trái ngược với ý kiến của nhiều người, linh cẩu không chỉ là loài động vật phàm ăn, thích tranh cướp chiến lợi phẩm của những kẻ săn mồi khác, chúng còn là một trong số những loài thông minh nhất hành tinh. Chúng cũng sở hữu lực cắn mạnh nhất trong số các loài còn tồn tại trên Trái Đất. Không chỉ sinh sống ở châu Phi, linh cẩu còn sinh sống ở nhiều khu vực khác như Trung Đông và Âu Á.
Hiện tại chỉ còn có 4 loài linh cẩu sinh sống trên hành tinh của chúng ta, thế nhưng loài động vật này có thể đã sinh sống trên Trái Đất từ hàng triệu năm về trước. Giống như hầu hết các loài động vật có tổ tiên từ rất xa xưa, linh cẩu hiện đại không có nhiều điểm tương đồng với tổ tiên của chúng.
Những con linh cẩu tồn tại trước đây có kích thước lớn hơn hiện tại rất nhiều, và một số con thậm chí còn được cho là hung dữ hơn. Những con linh cẩu cổ đại này hầu như không biết sợ hãi và thậm chí còn săn được những con vật nặng gần gấp đôi trọng lượng cơ thể chúng hoặc hơn thế nữa.
Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về một loài linh cẩu cổ đại như vậy, chúng có tên là Dinocrocuta chúng có những điểm khác biệt đáng kể so với linh cẩu hiện đại.
Như đã đề cập, linh cẩu cổ đại được các chuyên gia cho rằng hung dữ hơn nhiều so với linh cẩu hiện đại và Dinocrocuta cũng không ngoại lệ. Thuật ngữ Dinocrocuta được dịch là "linh cẩu khủng khiếp", với dino biểu thị sự khủng khiếp và crocuta là tên chi. Theo các chuyên gia, những con linh cẩu này đã tiến hóa theo thời gian để thích nghi với sự thay đổi môi trường của Trái Đất, đó là lý do tại sao chúng trông rất khác so với hiện tại.
Dinocrocuta có một vài phân loài phụ, trong đó phân loài lớn nhất là Dinocrocuta gigantea. Đúng như tên gọi, con linh cẩu này rất lớn - nó đạt chiều dài gần 2 mét và cao đến vai khoảng 1,5 mét. Những con vật này cũng nặng hơn 300 kg. Mặc dù không phải tất cả các phân loài Dinocrocuta đều được biết đến, nhưng người ta tin rằng không phải tất cả chúng đều lớn như Dinocrocuta gigantea. Tuy nhiên các chuyên gia cũng tin rằng phân loài có kích thước nhỏ nhất vẫn to lớn lớn hơn linh cẩu hiện đại.
Ngoài kích thước khổng lồ, những con linh cẩu này cũng rất dễ nhận biết vì hộp sọ khá lớn. Hộp sọ khổng lồ của chúng cho phép phát triển bộ hàm đủ khỏe để xé tứ chi của các loài động vật khác. Phân tích cấu trúc xương và tái tạo cơ cho thấy rằng cú đớp của chúng có thể dễ dàng làm nát xương của con mồi.
Mặc dù có ngoại hình giống linh cẩu, nhưng Dinocrocuta được xếp vào họ Percrocutidae. Các thành viên của gia đình này được phân biệt bởi hộp sọ khổng lồ và bộ hàm mạnh mẽ. Tuy nhiên, do một số điểm tương đồng về thể chất với linh cẩu hiện đại, những con vật này vẫn được xếp vào cùng nhóm với linh cẩu hiện đại.
Theo các nhà cổ sinh vật học, những con vật này sinh sống chủ yếu ở lục địa Âu Á và một phần của châu Phi. Người ta tin rằng chúng tồn tại trong Kỷ nguyên Miocene, khoảng 4,5 triệu năm trước. Hóa thạch của chúng đã được tìm thấy ở một số vùng của châu Á và châu Phi.
Dựa trên kết quả mà các chuyên gia thu được từ việc phân tích hóa thạch của những con vật này, người ta đã kết luận rằng các phân loài Dinocrocuta khác nhau sẽ sống ở các khu vực lãnh thổ khác nhau.
Ví dụ, Dinocrocuta gigantea sống ở Tây Ban Nha và một số vùng của Trung Quốc. Loài này cũng có thể được tìm thấy ở một số khu vực giữa hai quốc gia đó, chẳng hạn như Thổ Nhĩ Kỳ, Hy Lạp, Bungari và Mông Cổ. Một số phân loài khác của loài động vật này có thể được tìm thấy ở Bắc Phi và một phần của khu vực Tây Tạng.
Hóa thạch đầu tiên của loài này được tìm thấy chỉ là một phần của xương hàm và sau đó chúng được mô tả chính thức lần đầu tiên vào năm 1903. Tuy nhiên khám phá hóa thạch nổi tiếng nhất của loài này là vào năm 1986, sau một cuộc khai quật được diễn ra ở Thiểm Tây, Trung Quốc.
Giống như linh cẩu hiện đại, chúng cũng là một loài động vật ăn thịt, và đôi khi chúng còn thích săn đuổi những con mồi lớn hơn chúng rất nhiều. Hơn nữa, bộ hàm và răng nanh mạnh mẽ của loài này cho thấy chúng đủ khỏe để tự mình tiêu diệt những sinh vật lớn. Răng của Dinocrocuta có hình nón, điều này sẽ giúp chúng có khả năng gặm và nghiền nát được những vật cứng như xương.
Tuy nhiên cho tới thời điểm hiện tại, giới nghiên cứu vẫn chưa thể biết được rằng Dinocrocuta có thói quen sống bầy đàn hay là những sinh vật thích sống đơn độc. Tuy nhiên chắc chắn chúng là một kẻ săn mồi lành nghề, con mồi của chúng thường những sinh vật như tê giác có ngà được gọi là Chilotherium.
Từ những phân tích hóa thạch trong hệ tầng địa chất, giới khảo cổ đã tìm thấy bằng chứng về vết cắn do lòa này gây ra trên những hóa thạch của tê giác có ngà. Dinocrocuta có khả năng cũng là loài ăn xác thối và kẻ săn mồi cơ hội như linh cẩu hiện đại, điều đó có nghĩa là chúng có thể đã thách thức những loài ăn thịt khác và đánh cắp con mồi của chúng.
Nguồn: Animalia; Unbelievable; ZME
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Sự thật từ nghiên cứu khoa học: Chơi trò chơi điện tử có ảnh hưởng bất ngờ đến chỉ số IQ của trẻ em!
Trò chơi điện tử từ lâu đã là chủ đề gây tranh cãi khi nhắc đến ảnh hưởng của chúng đối với trẻ em. Trong khi nhiều ý kiến chỉ trích việc chơi game có thể gây hại cho sự phát triển trí não, thì một nghiên cứu khoa học đã mang đến cái nhìn khác biệt, cho thấy mối liên hệ tích cực giữa việc chơi game và sự gia tăng trí thông minh ở trẻ nhỏ.
Trải nghiệm game trên Mac mini M4 Pro: Cậu bé tí hon bước ra biển lớn gaming