Cùng xem bài phân tích rất chi tiết của cây bút Rishi Sanyal đến từ trang DPreview để hiểu được ưu điểm và nhược điểm khi chụp ảnh chế độ chân dung của 2 smartphone này.
2017 là một năm phát triển rực rỡ của trào lưu chụp ảnh chân dung trên smartphone. Các hãng sản xuất đều áp dụng những công nghệ mới nhất nhằm thỏa mãn được nhu cầu chụp ảnh của người dùng từ trung cấp đến cao cấp. Mới đây, cây bút Rishi Sanyal đến từ trang DPreview đã có một bài so sánh rất chi tiết tính năng này trên hai mẫu điện thoại đình đám iPhone 8 Plus và Google Pixel 2.
Đây là hai mẫu điện thoại cao cấp sở hữu chế độ chụp ảnh chân dung được đánh giá là có kết quả tốt hơn so với các máy khác nhưng lại sử dụng hai công nghệ xử lý hình ảnh hoàn toàn khác biệt. Điều này mang đến những điểm mạnh và điểm yếu riêng cho từng máy. Cùng xem ảnh chụp và đánh giá kết quả từ iPhone 8 Plus và Google Pixel 2.
Pixel 2 XL - F1.8 1/60s ISO 382
Google Pixel 2 sử dụng cơ chế tạo bản đồ chiều sâu hình ảnh bằng cách chia nhỏ những điểm ảnh và tách phần khuôn mặt được máy tự động nhận dạng ra khỏi nền. Vì vậy trong ảnh, cả hai khuôn mặt đều được lấy nét chính xác. Điều này không đúng về mặt quang học vì khuôn mặt đằng sau sẽ nằm ngoài vùng được lấy nét và sẽ bị mờ. Nên ảnh chụp nhìn không thực sự tự nhiên.
Pixel 2 XL - F1.8 1/40s ISO 400
Do sở hữu ống kính với khẩu độ lớn F1.8 và chụp ở chế độ HDR giúp kiểm soát độ nhiễu bằng cách ghép nhiều ảnh, Pixel 2 có khả năng chụp các đối tượng chuyển động nhẹ trong môi trường ánh sáng yếu. Hãy để ý đến phần xóa phông dần đều của Pixel 2: từ phần ghế đến công tắc đều mờ nhẹ, sau đó đến phần cây ở cửa sổ và bầu trời xa lại mờ hơn rất nhiều.
iPhone 8 Plus - F2.8 1/120s ISO 80
Ống kính của iPhone 8 Plus có khẩu độ nhỏ hơn so với Pixel 2 (F2.8 so với F1.8) nhưng lại cho độ mờ nền nhiều hơn so với Pixel 2 ở cùng một khung hình. Thường những bức ảnh chụp bởi iPhone 8 Plus sẽ có phần nền sáng hơn so với những ảnh chụp bằng Pixel 2.
Pixel 2 XL - F1.8 1/209s ISO 50
Phần hậu cảnh của bức ảnh này không có độ xóa phông nhiều như ảnh chụp bằng iPhone 8 Plus, có lẽ do tiêu cự ống kính ngắn hơn. Phần trụ của chiếc xe đạp đã bị thuật toán hiểu là tiền cảnh (hoặc hậu cảnh) nên đã bị làm mờ. Khu vực trung tâm ảnh có phần tối hơn so với khu vực bên ngoài.
Pixel 2 XL - F1.8 1/209s ISO 50
Ống kính của smartphone có nhiều thấu kính phi cầu với cấu trúc phức tạp, điều này dẫn đến việc tạo ra những hiệu ứng của phần mờ nền không thực sự đẹp mắt (với việc chụp bằng chế độ thường) như những chấm đen ở giữa một vòng tròn sáng. Ở chế độ chụp chân dung những hiệu ứng này đã phần nào được kiểm soát bằng cách thay thế chấm đen đó bằng một mảng lớn cùng màu. Mặc dù vậy thì với một số điều kiện vẫn không thể xử lý được hết toàn bộ những chấm đen này.
iPhone 8 Plus - F2.8 1/120s ISO 320
Có hai điều cần lưu ý với ảnh này đó chính là phần khung xen kẽ giữa những chiếc lá được lấy nét và sự cháy sáng của phần gỗ do không sử dụng chế độ HDR. Phần hậu cảnh xen kẽ giữa vùng lá nét đã không được làm mờ đi. Ngoài ra khi nhấn chọn vùng sáng khi chụp ảnh bằng iPhone sẽ làm bức ảnh bị tối đi một chút và đến một mức độ nhất định máy mới tự động bật chế độ HDR. Pixel 2 luôn hoạt động ở chế độ HDR ngay cả trong chế độ chụp ảnh chân dung.
Pixel 2 XL - F1.8 1/120s ISO 89
Pixel 2 cho độ phơi sáng tốt hơn so với iPhone 8 Plus. Chế độ HDR trong tính năng chụp chân dung làm bề mặt gỗ không bị cháy sáng.
Chủ thể trong ảnh được lấy chính xác, đồng nhất và nổi bật hơn hẳn so với ảnh được chụp bằng iPhone 8 Plus
Cần lưu ý là việc mờ hình này được sử dụng thuật toán vì vậy nó có thể thay đổi dựa trên việc thay đổi phần mềm điều khiển. Bạn có thể cập nhật phần mềm cho phù hợp. Vì vậy những nhận xét trên đây chỉ phù hợp với phiên bản phần mềm mà tác giả đang sử dụng.
Pixel 2 XL - F1.8 1/120s ISO 89
Phần hậu cảnh của ảnh gốc có những điểm bokeh dạng chấm đen có viền sáng nhưng với một hậu cảnh sáng thì khi sử dụng chế độ chụp ảnh chân dung, phần bokeh được làm mờ rất mềm mại và khó nhận ra được những lỗi như vậy.
Pixel 2 XL - F1.8 1/120s ISO 218
Đôi khi ảnh chụp cận cảnh bằng Pixel 2 với chế độ chụp chân dung cho ra kết quả phần hậu cảnh mờ không khác nhiều so với chụp ở chế độ thông thường. Hãy so sánh ảnh ở hai chế độ.
Pixel 2 XL - F1.8 1/120s ISO 218
Ảnh chụp tại chế độ thường. Tác giả không nhận thấy được sự thay đổi về độ mờ hậu cảnh. Điều này không xảy ra khi chụp bằng iPhone 8 Plus.
iPhone 8 Plus - F2.8 1/60s ISO 320
Với ảnh này kết quả từ iPhone lại nhỉnh hơn một chút về độ bão hòa, có thể do chế độ HDR không tự động bật. Nhưng phần rìa tóc của chủ thể và hậu cảnh không được tách hoàn toàn, có thể do cô mẫu đứng gần với máy nên cả 2 ống kính có thể có góc nhìn "lệch" nhau dẫn đến sai sót trong khâu xử lý thuật toán.
Pixel 2 XL - F1.8 1/120s ISO 147
Ở ảnh này Pixel 2 cho kết quả về chiều sâu ảnh rất tốt nhất là vùng rìa tóc. HDR được bật nên ảnh có dải tương phản động (dynamic range) rất tốt.
iPhone 8 Plus - F2.8 1/120s ISO 32
Tác giả nhận thấy iPhone 8 Plus lấy nét có phần "cực nhọc" hơn khi ở điều kiện chụp ngược sáng hoặc môi trường ánh sáng yếu. Điều thú vị là iPhone bảo toàn vùng highlight ở hậu cảnh nhiều hơn so với Pixel 2 (xem ảnh dưới).
Pixel 2 XL - F1.8 1/867s ISO 50
Ở trường hợp này, Pixel 2 lại cho khả năng lấy nét AF đỡ "cực nhọc" hơn so với iPhone 8 Plus. Đối với phần highlight, Pixel 2 có vẻ bảo toàn ít hơn so với iPhone. Tác giả nghĩ điều này có liên quan đến chế độ HDR nhưng không hoàn toàn chắc chắn.
iPhone 8 Plus - F2.8 1/60s ISO 250
Khi chụp các khung cảnh chênh sáng cao iPhone 8 Plus thường cho ra kết quả hơi cháy sáng cùng độ tương phản cao, chế độ HDR cũng gặp khó khăn khi kích hoạt ở trường hợp này
iPhone 8 Plus - F2.8 1/120s ISO 160
Tuy nhiên, khi chọn lại điểm lấy nét/lấy sáng ở vùng cháy thì kết quả ổn hơn và HDR cũng hoạt động được đúng nhiệm vụ.
Pixel 2 XL - F1.8 1/120s ISO 52
Vì Pixel 2 luôn hoạt động ở chế độ HDR nên chủ thể được nổi bật và kiểm soát cho ra kết quả tốt. Tuy nhiên ở các cảnh tương phản cao việc áp dụng HDR dễ khiến cho hình ảnh trở nên "gắt" không còn sự mềm mại.
iPhone 8 Plus - F2.8 1/120s ISO 25
iPhone 8 Plus cho ra kết quả dễ chịu với phần hậu cảnh mịn màng. Tông màu cam ấm áp của buổi hoàng hôn được giữ lại trọn vẹn. Cân bằng trắng tự động của iPhone 8 Plus đưa ra kết quả khá ấn tượng.
Pixel 2 XL - F1.8 1/1560s ISO 86
Ảnh chụp từ Pixel 2 cho thấy sự khác biệt về màu sắc thay đổi với mỗi ảnh khác nhau. White Balance (Tự động cân bằng trắng) của Pixel sẽ loại bỏ những màu sắc bị ám vào ảnh, vì vậy kết quả mà chúng ta thấy ở đây là do camera không chọn màu sắc hoàng hôn như khung cảnh thật sự.
Khi tông màu của chủ thể và phần hậu cảnh giống nhau có thể dẫn đến lỗi khi tạo bản đồ chiều sâu trường ảnh.
Pixel 2 XL - F1.8 1/1560s ISO 61
Lỗi xóa phông xuất hiện ở phần rìa tóc và phần kính của chủ thể trong ảnh. Có thể phần do đường viền giữa chủ thể và phần hậu cảnh trùng nhau.
Pixel 2 XL - F1.8 1/1560s ISO 61
Bạn có thể thấy phần tiền cảnh, hậu cảnh và chủ thể có các vùng gần giống nhau (tóc so với nhánh cây, kính mắt và nền tối). Điều này gây nên lỗi trong việc xây dựng bản đồ chiều sâu trường ảnh với độ phân giải thấp
Pixel 2 XL - F1.8 1/120s ISO 281
Trong bối cảnh có nhiều chi tiết phức như tán lá cây, Pixel 2 thể hiện tốt hơn so với iPhone 8 Plus về phương diện chọn chủ thể.
iPhone 8 Plus - F2.8 1/60s ISO 800
iPhone vẫn hoạt động tốt nhưng phần hậu cảnh có vẻ không được mượt mà.
Pixel 2 XL - F1.8 1/120s ISO 281
Các đối tượng xa hơn so với mặt phẳng lấy nét sẽ bị mờ nhiều hơn so với các đối tượng ở gần. Điều này có được nhờ vào việc bản đồ chiều sâu trường ảnh được tạo ra bởi các phép đo từ vật đến mặt phẳng lấy nét.
iPhone 8 Plus - F2.8 1/60s ISO 500
Theo Apple công bố, iPhone sử dụng 9 lớp khác nhau để tạo nên bản đồ chiều sâu trường ảnh. Tác giả cho rằng những lớp này được hiệu chỉnh khoảng cách cố định từ đầu so với mặt phẳng lấy nét. Vì vậy ta có cảm giác chủ thể bị tách rời khỏi nền trời xa.
Pixel 2 XL - F1.8 1/120s ISO 207
Hiệu ứng mờ của hậu cảnh rất đẹp, màu sắc tốt nhưng tông màu da hơi ám xanh nhẹ và độ bão hòa chưa cao.
Pixel 2 XL - F1.8 1 / 120s ISO 159
Ảnh trông tự nhiên hơn và nhìn dễ chịu hơn so với cảm giác nhìn chủ thể bị tách khỏi hậu cảnh như iPhone. Nhưng màu sắc không được tươi tắn như so với camera trước.
iPhone 8 Plus - F2.8 1/60s ISO 400
Ở ảnh này, chủ thể cho cảm giác tách ra khỏi phần hậu cảnh mờ. Nhưng phần skin tone nhìn tốt hơn so với Pixel 2.
Pixel 2 XL - F2.4 1/60s ISO 149
Camera trước của Pixel 2 được tinh chỉnh màu sắc khác hơn so với máy ảnh sau. Phần da được tăng thêm màu đỏ để làm skin tone rực rỡ.
Camera trước của iPhone 8 Plus không thể chụp chế độ chân dung, còn camera trước của Pixel 2 không được trang bị cảm biến so sánh điểm ảnh nên không tạo được bản đồ chiều sâu trường ảnh. Nhưng Google đã áp dụng machine learning để Pixel 2 có thể nhận diện được khuôn mặt và xử lý làm mờ hậu cảnh. Mặc dù việc làm mờ hậu cảnh như vậy không cho cảm giác sâu như với camera sau nhưng cũng khá đủ tốt cho một tấm selfie.
Pixel 2 XL - F1.8 1/60s ISO 382
Theo tác giả nếu cách đây chỉ 1 năm rưỡi đến 2 năm thì những bức ảnh chất lượng như vậy từ smartphone là rất khó thực hiện. Nhờ những công nghệ như tự động lấy nét dual-pixel, chế độ chụp ảnh chân dung làm mềm da, kiểm soát độ mờ hậu cảnh và tiền cảnh. Hình ảnh với độ nhiễu chấp nhận được để có thể chụp trong nhà với tốc độ 1/60s cho chủ thể trẻ con.
iPhone 8 Plus - F2.8 1/60s ISO 1250
Camera của iPhone chỉ có khẩu độ F2.8 khi sử dụng chế độ chụp chân dung ,cảm biến nhỏ hơn và không luôn sử dụng chế độ HDR như Pixel 2 nên kết quả chụp trong điều kiện ánh sáng yếu chưa được tốt.
Nhìn chung theo tác giả, cả iPhone 8 Plus và Google Pixel 2 đều là những chiếc điện thoại cao cấp và mang đến chế độ chụp ảnh chân dung đẹp hơn so với các đối thủ cùng phân khúc. Tuy nhiên công nghệ khác nhau cũng như những yếu tố cộng hướng làm cho kết quả hình ảnh của cả hai khác nhau và người dùng hoàn toàn có thể lựa chọn đâu là chiếc máy ảnh phù hợp cho nhu cầu của mình.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Sự thật từ nghiên cứu khoa học: Chơi trò chơi điện tử có ảnh hưởng bất ngờ đến chỉ số IQ của trẻ em!
Trò chơi điện tử từ lâu đã là chủ đề gây tranh cãi khi nhắc đến ảnh hưởng của chúng đối với trẻ em. Trong khi nhiều ý kiến chỉ trích việc chơi game có thể gây hại cho sự phát triển trí não, thì một nghiên cứu khoa học đã mang đến cái nhìn khác biệt, cho thấy mối liên hệ tích cực giữa việc chơi game và sự gia tăng trí thông minh ở trẻ nhỏ.
Những tiểu tiết bạn có thể đã bỏ qua trong trailer The Witcher 4