Dòng sản phẩm 'kỳ lạ' và không ai ngờ tới này đang giúp Apple 'thống trị' thị trường smartphone ở Mỹ
Ở Mỹ, người mua không chỉ "săn lùng" những mẫu iPhone mới nhất, họ còn ưa chuộng cả những chiếc iPhone đời cũ hay đã qua sử dụng.
Trong vài năm qua, thị trường smartphone đã trở nên ngày càng giống thị trường ô tô đã qua sử dụng.
Trong khi nhiều người trong chúng ta lựa chọn nâng cấp điện thoại 2-3 năm/lần và coi những chiếc điện thoại cũ gần như là “đồ dùng 1 lần”, thì chúng vẫn tồn tại lâu dài. Điều này có thể ảnh hưởng đến mọi thứ, từ việc ai là “kẻ chiến thắng” trong “cuộc chiến” smartphone cho đến cách những doanh nghiệp lớn nhất kiếm được lợi nhuận như thế nào.
Ví dụ, Christopher Mims - biên tập viên mảng Công nghệ của Wall Street Journal, chia sẻ rằng anh đã mua điện thoại cho con của mình và lựa chọn iPhone SE thế hệ trước với giá dưới 200 USD. Trong khi đó, con út sử dụng chiếc iPhone 8 cũ của của anh để chơi game, tức là thiết bị này vẫn tạo ra doanh thu cho Apple thông qua việc mua gói Arcade 5 USD/tháng.
Và đây cũng là cách mà người Mỹ đang sử dụng các thiết bị cũ hoặc được tân trang lại.
Yếu tố thúc đẩy xu hướng này đó là iPhone nhìn chung có tuổi thọ cao hơn và các mẫu mới gần như không có sự khác biệt quá lớn so với những mẫu trước đó. Nói một cách khác, điện thoại được người Mỹ coi như một thứ đắt tiền và lâu bền, kể cả các mẫu cũ cũng phù hợp với nhu cầu.
“Sức bền” của iPhone có sự đóng góp không nhỏ của việc Apple hỗ trợ nâng cấp phần mềm cho các thiết bị ra mắt vào đầu năm 2017. Do đó, những chiếc điện thoại này được coi là có một “cuộc đời mới”, được sang tay cho người chủ thứ 2 hay thậm chí chủ thứ 3 trước khi bị loại bỏ hoàn toàn.
Ở Mỹ, các nhà mạng còn hạ giá cho mẫu điện thoại mới khi người mua đổi điện thoại cũ. Xu hướng này cũng tương tự như thị trường ô tô, có rất nhiều thiết bị dành cho những người ưa hàng giá rẻ.
Tác động của việc này được cho là rất lớn và giúp Apple thành “người chiến thắng”. Giờ đây, dường như phần lớn smartphone được sử dụng ở Mỹ vẫn là iPhone, khi thị phần của sản phẩm này tại “xứ cờ hoa” vẫn tăng đều đặn.
Trong III/2022, Counterpoint Research cho biết lần đầu tiên thị phần smartphone của Apple ở Mỹ vượt mốc 50%. Và tính đến tháng 12, iPhone chiến 52,5% số smartphoen được sử dụng ở Mỹ. Hãng nghiên cứu cho biết con số trên có thể còn tiếp tục tăng lên, trừ khi có điều gì đó thay đổi cho phép các hãng smartphone khác ngăn chặn xu hướng này.
Apple và mục tiêu “cao cấp hoá” các dòng sản phẩm
Việc Apple “chiếm lĩnh” thị trường smartphone của Mỹ dường như đã diễn ra trong một thời gian dài và được thúc đẩy bởi một số yếu tố. Trong đó không thể kể đến sự phổ biến của iPhone với giới trẻ. Điều đó được thể hiện ở những dòng tin nhắn xanh lá cây - cách hiển thị tin nhắn trên iPhone từ các thiết bị không phải của Apple.
Theo Carolina Milanesi, nhà phân tích công nghệ của Creative Strategies, một yếu tố khác là Apple đã xây dựng cả một hệ sinh thái với nhiều sản phẩm kết nối với nhau và phụ thuộc lẫn nhau, bao gồm AirPods, Mac và Apple Watch. Họ muốn tạo ra một “khu vườn kín” để đưa người tiêu dùng vào đó.
Ngoài ra, giá điện thoại mới ngày càng cao cũng là một nhân tố khác. Cũng như các phân khúc khác nhau của nền kinh tế, từ đồ ăn cho thú cưng, phương tiện di chuyển đến nhà ở và giày thể thao, đồ điện tử tiêu dùng đã trải qua quá trình “cao cấp hoá”. Tức là, một công ty sẽ tìm ra cách tính phí người tiêu dùng ở mức cao nhất mà họ sẵn sàng chi trả.
Apple chính là động lực chính của xu hướng “cao cấp hoá” trong lĩnh vực điện tử tiêu dùng. Ví dụ, iPhone 14 Pro Max phiên bản cao cấp nhất có giá 1.599 USD. Với việc cung cấp những thiết bị cực kỳ đắt tiền, có các tính năng như màn hình lớn hơn và camera tốt hơn, Apple đã tăng giá trung bình ở tất cả các đợt ra mắt iPhone mới lên hơn 900 USD, kể từ mùa lễ 2022-2023. Đây là mức cao chưa từng có và hơn gần 10% so với 1 năm trước đó.
Trong khi đó, người tiêu dùng thì rất yêu thích những chiếc điện thoại như vậy. Theo nhà phân tích Ming-Chi Kuo của Apple, mùa hè năm ngoái, iPhone 14 Pro Max là mẫu điện thoại phổ biến nhất trong số các dòng Pro của hãng.
Đồ cũ cũng đắt hàng
Sự “thống trị” của Apple trong phân khúc smartphone cao cấp đang thúc đẩy doanh thu và lợi nhuận kỷ lục của họ. Nhưng điều xảy ra với những thiết bị đó sau nhiều năm, tức là khi nó không còn mới, mới có tác động lớn nhất đến tổng số iPhone được sử dụng.
Chetan Sharma, nhà phân tích ngành viễn thông, cho hay: “Đặc biệt, trong 3-4 năm qua, Apple đã tập trung nhiều hơn vào thị trường máy cũ.”
Hiện tại, Apple có chương trình bán điện thoại cũ của riêng họ. Một số công ty khác cũng đang hoạt động tích cực trên thị trường điện thoại cũ, như Amazon, Best Buy, Back Market, Gazelle và các nhà mạng như AT&T, Verizon và T-Mobile.
Hãng nghiên cứu thị trường IDC ước tính có 283 triệu chiếc smartphone đã qua sử dụng hoặc được tân trang được bán ra vào năm 2022, chiếm gần 1/5 tổng số điện thoại bán ra trong năm đó và cao hơn 11,5% so với năm 2021. Đến năm 2026, IDC dự đoán số lượng điện thoại đã qua sử dụng được bán sẽ đạt 415 triệu chiếc, tương ức với tốc độ tăng hàng năm là gần 14%.
Còn công ty nghiên cứu công nghệ CCS Insight cho biết, điện thoại của Apple chiếm hơn 80% thị trường điện thoại cũ.
Kiếm doanh thu từ phần cứng đến dịch vụ
Có thể, một số người sẽ nghĩ rằng iPhone cũ đắt hàng sẽ ảnh hưởng đến tổng doanh thu của Apple vì ảnh hưởng đến doanh số bán điện thoại mới. Song, Apple có cách kiếm tiền trên gần như toàn bộ iPhone, trong khi không bị ảnh hưởng bởi doanh số bán điện thoại cũ.
Quý trước, doanh thu dịch vụ của Apple đạt kỷ lục 20,8 tỷ USD, một phần như vào 935 triệu lượt đăng ký trả phí cho các dịch vụ chính của hãng, như iCloud và Apple Music. Mảng này đóng góp gần 17% doanh thu của công ty trong gia đoạn đó, vì tỷ suất lợi nhuận của dịch vụ cao hơn nhiều so với phần cứng. Dịch vụ đạt tỷ suất lợi nhuận gộp 71,5% trong quý trước, trong khi tổng tỷ suất lợi nhuận của Apple là 43,3%.
iPhone sẽ “thống trị” cả thế giới?
Đương nhiên, thị trường điện thoại trước đây cũng từng chứng kiến sự thoái trào. Nokia và Blackberry là những ví dụ điển hình trước khi iPhone trở nên phổ biến. Lợi nhuận ổn định của Apple trên cả thị trường thiết bị cao cấp và đã qua sử dụng không đảm bảo cho thành công trong tương lai. Ví dụ, họ chưa giới thiệu về điện thoại gập, một sản phẩm giúp Samsung tăng thị phần.
Tuy nhiên, nhà phân tích Sharma nhận định, trên toàn cầu, xu hướng như ở Mỹ có thể sẽ lặp lại. Từ châu Âu đến châu Á, ở các quốc gia giàu có, người tiêu dùng dưới 29 tuổi ưa chuộng iPhone hơn, ngay cả ở “quê hương” của Samsung là Hàn Quốc. Ông nói thêm, việc xu hướng này được đẩy mạnh ở châu Âu có thể chậm hơn, do một số yếu tố như điện thoại Android từ các nhà sản xuất Trung Quốc đang phổ biến hơn.
Nhìn chung, những gì đang diễn ra trên thị trường Mỹ là xu hướng có thể diễn ra với bất kỳ ai có khả năng mua iPhone. Và với thị trường điện thoại cũ đang phát triển nhanh chóng, thì ngày càng nhiều quốc gia cũng đi vào “con đường” tương tự.
Tham khảo WSJ
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI
Morris Chang, nhà sáng lập TSMC, đã thẳng thắn nhận định chiến lược kinh doanh của Intel, cho rằng "Đội Xanh" đáng lẽ không nên bước chân vào lĩnh vực sản xuất chip và thay vào đó nên tập trung vào thị trường AI.
Nửa đêm, Facebook sập trên toàn cầu, Instagram, Threads cũng không thể truy cập