Dự án Thor của Không lực Hoa Kỳ: cột kim loại bắn xuống mặt đất từ ngoài quỹ đạo có sức công phá chẳng khác gì quả tên lửa

    Dink,  

    Thứ vũ khí đơn giản nhưng cực kì hiệu quả.

    Năm 1967, 107 nước đã chung tay kí vào bản Hiệp ước Ngoài không gian, cấm đặt hay sử dụng toàn bộ các loại vũ nghĩ hạt nhân, hóa học hay sinh học từ trên quỹ đạo. Nhưng họ đã không tính tới thứ vũ khí cực kì đơn giản này của Không lực Hoa Kỳ: một cây cột vonfram có thể bắn từ ngoài quỹ đạo xuống, phá hủy một thành phố với sức nổ của một tên lửa hành trình xuyên lục địa.

    Trong chiến tranh, Mỹ đã từng sử dụng một loại bom có tên là Lazy Dog – Con chó Lười biếng. Chúng chỉ là những miếng thép cứng, được gắn thêm "vây" nhưng không hề có chất nổ. Cách dùng đơn giản: chỉ cần thả chúng từ máy bay xuống đất thôi.

    Những viên đạn Lazy Dog này chẳng khác gì những viên đạn được bắn từ súng, nhưng thay vì súng bắn ngang khiến đạn mất dần vận tốc khi bay xa, những viên Lazy Dog này càng ngày càng tăng tốc, tăng thêm năng lượng để "bung lụa" khi chạm đất.

    Đó chính là tiền đề của Dự án Thor.

    Thay vì bắn những viên thép xuống đất từ khoảng cách vài trăm mét, Thor sẽ bắn những viên đạn kích cỡ lớn xuống mặt đất từ độ cao vài kilomet – từ trên quỹ đạo bắn xuống. Còn được gọi với biệt danh "cây gậy từ Chúa giáng xuống", ý tưởng này cũng đơn giản như viên Lazy Dog: một cột vonfram có chiều cao 6 mét, đường kính 30 centimet, được thả từ quỹ đạo xuống, đạt được vận tốc gấp 10 lần vận tốc âm thanh.

     Viên đạn Lazy Dog chỉ dài 44 mm, đường kính 13 mm và nặng 13g.

    Viên đạn Lazy Dog chỉ dài 44 mm, đường kính 13 mm và nặng 13g.

    Cột vonfram sẽ xuyên phá bề mặt Trái Đất, đâm sâu xuống vài chục mét, phá hủy những lô cốt ngầm tiềm tàng. Chưa hết, khi cột vonfram chạm đất, vụ nổ sinh ra sẽ ngang bằng với những vụ khí hạt nhân xuyên phá được lòng đất, nhưng lại không đi kèm với những thảm họa hậu hạt nhân mà thứ vũ khí hủy diệt kia mang lại.

    Một người dùng Quora đã từng là giám đốc ngành cũng như nhà nghiên cứu trong lĩnh vực phòng thủ và không gian Vũ trụ nói rằng vào thời điểm thứ vũ khí này được giới thiệu, thì phải tốn tới 10.000 USD để mang được khoảng nửa cân của bất kì thứ gì lên Vũ trụ. Vonfram rắn đủ để làm vũ khí cho dự án sẽ nặng khoảng 10 tấn = 10.000 kg.

    Vì vậy, điều ngăn cản Dự án Thor đi vào hoạt động chính là chi phí. Tính toán sơ bộ cho thấy giá của một cột vonfram là 230 triệu USD, quá cao so với thời Chiến Tranh Lạnh.

    Nhưng so với ngày này thì khác, chi phí lên Vũ trụ đã giảm nhiều. Thời điểm tổng thống Bush còn đương nhiệm, chính phủ đã tính tới việc sử dụng lại công nghệ này.

    Dự án Thor hiệu quả hơn vũ khí hạt nhân, có thể đánh sâu xuống các căn cứ lòng đất và hiển nhiên là không tạo ra phóng xạ. Một thứ vũ khí hiệu quả đến giật mình.

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ