Đừng bỏ học giống Bill Gates mà vẫn mong trở thành tỷ phú nếu bạn không có bố mẹ "khủng" như thế này
Cả Bill Gates và Warren Buffet đều là những người tài giỏi, có trí thông minh hơn người. Tuy nhiên con đường sự nghiệp của họ chưa chắc đã suôn sẻ nếu không có sự “chống lưng” đặc biệt.
Những người "sinh ra ở vạch đích"
Bill Gates (SN 1955) là một doanh nhân, nhà từ thiện, tác giả nổi tiếng người Mỹ. Ông là chủ tịch, đồng sáng lập tập đoàn công nghệ Microsoft.
Nhiều năm qua, Gates luôn có mặt trong danh sách những người giàu nhất thế giới . Năm 2019, Gates là người giàu thứ hai thế giới với khối tài sản 105,3 tỷ đô la Mỹ.
Thành công của Gates là nhờ vào sự thông minh, xuất sắc của ông. Nhưng không thể không nhắc đến sự giúp đỡ từ bố mẹ Gates, những người có tầm ảnh hưởng nhất định trong xã hội lúc bấy giờ.
Bill Gates có xuất thân "con nhà nòi".
Ít người biết rằng Bill Gates xuất thân trong một gia đình vô cùng danh giá ở Seattle. Cụ cố nội ông là người sáng lập Ngân hàng Quốc gia thành phố Seattle, từng là bạn thân của chính khách huyền thoại William Jenning Bryan và John Pershing – Vị tướng lừng danh của quân đội Mỹ thời Thế chiến thứ nhất.
Mẹ ông - Bà Mary Gates được báo chí địa phương gọi là "nhân vật vai vế". Bà là Chủ tịch Ủy ban điều hành United Way toàn quốc, quản trị viên một trường đại học, giám đốc Ngân hàng West Coast.
Bố Gates, ông William H. Gates được gọi là "nhân vật trụ cột của công chúng" với vai trò chủ tịch một hãng luật nổi tiếng.
Bill Gates chụp ảnh cùng bố mẹ.
Năm Bill Gates 13 tuổi, cái thời mà máy tính còn chưa phổ cập rộng rãi thì nhờ mối quan hệ của mẹ, ông đã có riêng một bộ máy để nghiên cứu, học tập. Bà Mary Gates sau này đóng góp rất nhiều vào sự nghiệp kinh doanh của con trai.
Năm 1973, Bill Gates đạt 1590 điểm trong kỳ thi SAT và được nhận vào Đại học Havard. Tuy nhiên năm đầu tiên, Gates dành phần lớn thời gian trong phòng máy tính thay vì lên giảng đường như các sinh viên khác.
Đến năm 1975, ông bỏ học Harvard và cùng người bạn Paul Allen thành lập nên Microsoft.
Năm 1980, Microsoft của Bill Gates bắt tay với IBM. Theo đó Microsoft cung cấp hệ điều hành cho dòng sản phẩm máy tính cá nhân của công ty này.
Thời điểm đó IBM đã là một tập đoàn công nghệ máy tính đa quốc gia rất lớn. Trong khi Microsoft của Bill Gates mới thành lập được 5 năm, còn đang rất non trẻ.
Sở dĩ có sự hợp tác này là bởi mẹ của Bill Gates – chủ tịch Ủy ban điều hành United Way toàn quốc đã trực tiếp giới thiệu con trai với giám đốc IBM. Tất nhiên việc hợp tác sau đó còn nhờ vào sự tài giỏi của Gates. Nhưng nếu không có hậu thuẫn của mẹ thì chưa chắc ông đã nhận được cơ hội quý giá này.
Rất nhiều bạn trẻ bỏ học và lấy lý do Bill Gates cũng bỏ học giữa chừng mà vẫn trở thành tỷ phú đấy thôi, nhưng họ không nhận ra rằng: Gates bỏ học nhưng đó là Đại học Harvard - ngôi trường top đầu thế giới. Chỉ riêng việc thi đỗ cũng cho thấy ông giỏi thế nào.
Thứ hai là việc ông có bố mẹ vừa giàu có, tài giỏi vừa nhiều mối quan hệ. Với những yếu tố đó, vị “con ông cháu cha” này khó mà không thành công.
Một trường hợp “sinh ra ở vạch đích” khác có thể nhắc đến là tỷ phú Warren Buffet.
Buffet sinh ngày 30/8/1930 tại Omaha, tiểu bang Nebraska, Hoa Kỳ. Ông là nhà đầu tư, doanh nhân và nhà từ thiện nổi tiếng.
Buffet là nhà đầu tư thành công nhất thế giới, cổ đông lớn nhất kiêm giãm đốc hãng Berkshire Hathaway. Ông được tạp chí Forbes xếp ở vị trí giàu thứ 4 thế giới sau Jeff Bezos, Bill Gates và Bernard Arnault. Năm 2019, khối tài sản của ông ước tính khoảng 85 tỷ USD.
Ngay từ nhỏ, Warren Buffet đã tập tành đầu tư kinh doanh. Khi mới 11 tuổi, Buffet đã bắt đầu đầu tư chứng khoán.
Warren Buffet đầu tư chứng khoán từ năm 11 tuổi.
Tất nhiên đây là thành tích đáng ngưỡng mộ. Nhưng một điều chúng ta cần để ý: Tại sao một đứa trẻ 11 tuổi lại có thể mua cổ phiếu ở sàn giao dịch chứng khoán Hoa Kỳ?
Đó là bởi bố của Warren, ông Howard Buffet là một thượng nghị sĩ Hoa Kỳ. Ngoài ra, ông còn được biết đến với vai trò một nhà đầu tư xuất sắc.
==
Chính nhờ có nền tảng gia đình như vậy nên Warren Buffet mới được tiếp xúc sớm với lĩnh vực đầu tư, đồng thời đến sàn chứng khoán Hoa Kỳ từ khi còn rất nhỏ tuổi.
Có thể nói, Bill Gates và Warren Buffet chính là hai trường hợp tiêu biểu của "con nhà nòi".
Bố mẹ giàu có, con cái mới dễ dàng thành đạt?
Năm 2016, Đại học Harvard công bố một kết quả nghiên cứu kéo dài 30 năm với 107 người ở Mỹ thuộc nhiều tầng lớp xã hội, từ lao động đến thượng lưu. Theo đó, ảnh hưởng vị thế của cha mẹ tới thế hệ sau vượt xa những gì chúng ta tưởng tượng , không chỉ về tiền bạc mà còn cả hôn nhân, khả năng cảm thông và mạng lưới xã hội.
Theo đó, điều kiện gia đình ảnh hưởng lớn tới khả năng tốt nghiệp đại học của một người.
Nếu bạn lớn lên trong một gia đình có thu nhập cực thấp thì dù bạn có đạt điểm tốt khi học cấp 2, cơ hội tốt nghiệp đại học vẫn ít hẳn so với những người có điểm số thấp nhưng sống trong gia đình cao.
Bên cạnh đó, mối quan hệ xã hội của bố mẹ đóng vai trò rất lớn trên cọn đường sự nghiệp của con. Bố mẹ có nhiều mối quan hệ tốt sẽ giúp con có nhiều cơ hội công việc, gặp gỡ nhiều người thành đạt.
Điều này tiêu biểu với trường hợp của Bill Gates và Warren Buffet. Nếu không có mẹ là chủ tịch, chưa chắc Bill Gates đã có cơ hội gặp gỡ với giám đốc IBM. Warren cũng không thể tiếp xúc với sàn giao dịch chứng khoán khi mới 11 tuổi.
Một yếu tố quan trọng nữa chính là kinh tế. Cha mẹ ở các gia đình tầng lớp cao có thể cho con những điều kiện vật chất, điều kiện học tập tốt nhất. Họ cũng được tiếp xúc với nhiều phương pháp dạy dỗ mới.
Như với Bill Gates, nhờ hoàn cảnh gia đình ưu tú mà ông có dàn máy tính riêng khi mới 13 tuổi.
Thế mới thấy, bố mẹ có tầm ảnh hưởng vô cùng quan trọng đến tương lai con cái. Tuy nhiên, không vì thế mà bố mẹ nghèo không có con thành đạt vì trên thực tế có rất nhiều tấm gương vươn lên từ nghèo khó và lấy nghèo khó làm động lực phấn đấu.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Samsung và cuộc cách mạng AI: Hệ sinh thái toàn diện từ TV đến điện thoại di động đã thay đổi đời sống của người tiêu dùng như thế nào?
Với chiến lược toàn diện, Samsung đã sẵn sàng cho một cuộc cách mạng công nghệ tiếp theo, nơi AI đóng vai trò trung tâm. “Ông lớn" Hàn Quốc chứng minh trí tuệ nhân tạo không chỉ là một tính năng trong các thiết bị, mà còn là cốt lõi trong chiến lược đổi mới của họ.
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI