"Đừng ngại, hãy cứ học code nếu bạn muốn!"

    Neo,  

    Dựa trên chia sẻ của Quincy Larson, giảng viên dạy code của FreeCodeCamp.com trên Tech in Asia.

    Mới đây, tôi thức dậy và phát hiện ra hàng chục tin nhắn trong điện thoại của mình. Nhiều sinh viên đã nhắn cho tôi sau khi họ đọc một bài viết có tựa đề "Xin đừng nhảy vào học code".

    Lúc đầu, tôi nghĩ rằng bài viết của Jeff Atwood trong năm 2012 đã được mấy anh trên Reddit đào mộ. Nhưng không, đây là một bài viết hoàn toàn mới với cùng tiêu đề của TechCrunch. Tuy vậy, cả hai bài viết này đều không khuyến khích tất cả mọi người học code. Họ cho rằng, giống như sửa ống nước, code không dành cho tất cả mọi người.

    Tuy nhiên, theo tôi, khác với sửa ống nước, code là một kỹ năng quan trọng mà tất cả chúng ta nên học. Tại sao? Tại vì code là cách mà con người giao tiếp với máy móc.

     John McCarthy, nhà khoa học máy tính phát minh ra ngôn ngữ Lisp và khai sinh ra thuật ngữ trí tuệ nhân tạo.

    John McCarthy, nhà khoa học máy tính phát minh ra ngôn ngữ Lisp và khai sinh ra thuật ngữ "trí tuệ nhân tạo".

    "Mọi người cần phải học code bởi sau này nó có thể là cách chúng ta nói chuyện với người giúp việc", John McCarthy.

    Hàng ngàn năm nay con người thường khai thác những người khác

    Những người La Mã cổ đại đã xây dựng đế chế của mình bằng các bóc lột sức lao động của những nô lệ. Anh xây dựng đế chế của mình bằng cách khai tháng hàng chục thuộc địa. Ngay cả Mỹ, để trở thành nền kinh tế mạnh mẽ nhất hiện tại cũng nhờ phần lớn vào lực lượng lao động nhập cư đông đảo nhưng chỉ nhận được mức lương rẻ mạt trong cuộc cách mạng công nghiệp.

    Nhưng nay, ở thế kỷ 21, chúng ta thể làm như vậy nữa. Để đạt được những thành tựu to lớn chúng ta phải khai thác sức mạnh của máy móc.

    Bản chất của công việc đã thay đổi

    Ngày nay, máy móc thực hiện hầu hết các công việc chứ không phải con người.

    Mỗi ngày, chúng ta thực hiện 3,5 tỷ tìm kiếm trên Google. Máy móc nhận các câu hỏi và trả lại kết quả gần như trong nháy mắt. Trong khi đó, chỉ một tìm kiếm thôi cũng có thể khiến chúng ta mất hàng giờ để xử lý.

    TripAdvisor giúp bạn quyết định tới đâu để du lịch. Expedia giúp bạn đặt vé máy bay. Google Maps hướng dẫn bạn đường tới sân bay... Và tất cả chúng đều được máy móc thực hiện một cách nhanh chóng.

    Nhưng máy móc chỉ có thể hoàn thành những công việc này khi con người cho chúng biết chính xác cần làm gì. Và cách duy nhất để giao việc cho máy móc đó chính là viết phần mềm.

    Ý nghĩa của code là vậy.

    Code không phải là một kỹ năng mà là một loại trình độ mới

    Trong thế kỷ 21, code là kỹ năng mà tất cả những người có tham vọng đều phải học nếu họ muốn thành công.

    Bạn không tin tôi ư? Hãy nhìn vào nghề luật. Phần mềm đang dần xử lý hết công việc liên quan và khiến rất nhiều luật sư không biết code bị mất việc.

    Điều này cũng ngày càng trở nên đúng với các nhà quản lý, nhân viên tiếp thị, kế toán viên, bác sĩ và những nhân viên văn phòng...

    Và đó là còn chưa kể tới hơn 3 triệu người Mỹ đang làm công việc chủ yếu liên quan tới việc lái xe cùng hàng tỷ người trên thế giới đang làm các công việc lặp đi lặp lại khác sẽ sớm bị máy móc cướp mất việc làm. Máy móc ngày càng có thể xử lý được nhiều công việc hơn với hiệu quả cao và chi phí thấp.

    Tôi rất hy vọng rằng những người sắp bị mất việc này sẽ theo học các kỹ năng mới bao gồm cả code để sớm tìm được việc làm thay thế.

    Lập trình hoặc bị lập trình

    Trong ngày phát triển phần mềm chúng tôi có một khái niệm mang tên "công nghệ xe lăn".

     Stewart Brand, sáng lập của Whole Earth Catalog và Quỹ Long Now.

    Stewart Brand, sáng lập của Whole Earth Catalog và Quỹ Long Now.

    "Khi công nghệ mới chèn qua bạn, nếu bạn không trở thành một phần của bánh xe lăn, bạn sẽ trở thành kẻ lót đường", Stewart Brand.

    Bạn không thể chặn sự phát triển của công nghệ, bạn chỉ có thể thích ứng với nó.

    Khi một công nghệ có khả năng định hình lịch sử ra đời, bạn không thể làm nó biến mất. Không tin ư, hãy nhìn vào máy bay, thuốc kháng sinh và đầu đạn hạt nhân. Và nó còn đúng với bộ vi xử lý, internet và machine learning.

    Những ai thích ứng với những sự thay đổi này sẽ phát triển manh mẽ. Những ai bỏ qua, không nhận ra hoặc thậm chí phủ nhận chúng sẽ bị đào thải.

    Code là một loại trình độ mới của con người giống như biết đọc vào thế kỷ 12, biết viết vào thế kỷ 16, số học vào thế kỷ 18 và lái xe trong thế kỷ 20.

    Đương nhiên, không phải ai biết viết chứ cũng có thể trở thành nhà văn chuyên nghiệp, không phải hai hiểu số học cũng trở thành nhà toán học chuyên nghiệp và không phải ai biết code cũng trở thành nhà phát triển phần mềm. Nhưng code sẽ giúp cho chúng ta nhận được những kết quả tốt hơn trong mọi công việc của mình.

    Những con tàu được xây dựng để giương buồm ra biển lớn

     Đô đốc Grace Hopper là người phát minh ra trình biên dịch đầu tiên và đi tiên phong trong việc phát triển ngôn ngữ lập trình cấp cao.

    Đô đốc Grace Hopper là người phát minh ra trình biên dịch đầu tiên và đi tiên phong trong việc phát triển ngôn ngữ lập trình cấp cao.

    "Con tàu sẽ an toàn khi neo ở hải cảng nhưng nó sinh ra để giương buồm ra biển lớn và tìm kiếm những điều mới mẻ", Grace Hopper.

    Máy tính, cốt lõi của nó, là một cỗ máy xử lý những con số.

    Bộ não của con người, cốt lõi của nó, là một cỗ máy có khả năng học tập mọi thứ.

    Có thể bạn nghĩ mình chẳng bao giờ có khả năng code và chẳng có bất cứ năng khiếu nào liên quan tới code. Có rất nhiều người, chưa, đã và từng học code sau đó bỏ cuộc cũng sẵn sàng nói với bạn rằng đừng nên nhảy vào học code. Và đương nhiên, cả những người như tác giả bài viết "Xin đừng nhảy vào học code" trên TechCrunch nữa đang khiến hàng triệu người trên thế giới nản lòng, từ bỏ học code.

    Nhưng đừng ngại, các nhà khoa học và giáo dục đã chứng minh rằng tất cả mọi người đều có khả năng học code, giống như bạn có thể học đọc, viết, làm phép tính và lái xe.

    Đây là một video từ Khan Academy, một video ngắn chứng minh rằng chúng ta có thể học mọi thứ. Tất cả những gì bạn cần là tin tưởng vào bản thân.

    Chắc chắn rằng những người bị chứng khó đọc sẽ khó học đọc hơn, những người bị chứng khó học toán sẽ học toán chậm hơn và cả hai kiểu người này đều sẽ khó học code hơn người bình thường. Nhưng mọi thứ đều có thể vượt qua giống như cách mà code đang giúp chúng ta vượt qua mọi giới hạn mỗi ngày.

    Vì vậy, hãy nghe theo lời khuyên của Grace Hopper, hãy giương buồm ra biển lớn và học hỏi những điều mới. Hãy để bộ máy học hỏi trong não của bạn được hoạt động.

    Học code. Học cách nói chuyện với máy móc. Và phát triển.

    Theo Tech In Asia

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ