Elon Musk, các nhà sáng lập Google DeepMind và nhiều chuyên gia AI hàng đầu khác kí vào bản cam kết "không phát triển vũ khí tự hành"
Họ coi vũ khí tự động có khả năng tiêu diệt mục tiêu mà không cần con người can thiệp tệ hại ngang ngửa với vũ khí sinh học.
- Anh chàng này vừa bị máy tính đuổi việc, đến sếp anh là người thật cũng không cứu được
- Anh phát triển AI học lái xe tự hành chỉ trong 20 phút
- "Google Trung Quốc" chính thức ra mắt vi xử lý AI đầu tiên mang tên Kunlun
- AlphaGo - AI từng đánh bại kỳ thủ cờ vây số 1 thế giới đã chính thức bị soán ngôi
- Đây là lý do vì sao chẳng ai trong ngành công nghiệp xe hơi nói về robot, trừ Elon Musk
Những chuyên gia hàng đầu về công nghệ, trong đó có Elon Musk và 3 nhà đồng sáng lập Deepmind của Google đã chung tay kí vào bản cam kết, khẳng định rằng sẽ không phát triển "vũ khí hủy diệt tự hành", một thứ máy móc có khả năng giết chóc chạy tự động.
Đây là động thái mới nhất trong công cuộc chống lại việc tự động hóa vũ khí của liên minh toàn cầu không chính thức gồm các nhà nghiên cứu, các chuyên gia, những người có tiếng nói trong làng công nghệ. Họ mong muốn nhân loại không phát triển một trí tuệ nhân tạo có khả năng "chọn lọc mục tiêu và tự động tấn công mà không có sự quản lý của con người".
Xe tăng mini gắn súng máy được điều khiển từ xa.
Trong bản hiệp ước mà họ đã kí, có một tuyên bố mạnh mẽ được đưa ra: Quyết định tước đi mạng sống của một con người không bao giờ được nằm trong tay một cỗ máy. Việc phát triển và lan tỏa một thứ vũ khí như vậy sẽ "làm bất ổn một đất nước nói chung và những cá nhân nói riêng đến mức nguy hiểm".
Tuyên bố và những chữ kí trên được đưa ra ngày hôm nay, 18 tháng Bảy năm 2018, tại Hội nghị Liên hiệp Quốc tế về Trí tuệ nhân tạo IJCAI ở Stockholm – một sự kiện do Viện Tương lai Sự sống, một viện nghiên cứu nhắm tới việc xóa bỏ những nguy hại tới sự tồn tại của nhân loại, chủ trì. Trước đây, viện này đã giúp đệ trình những lá thư bày tỏ qua điểm của các cá nhân mong muốn thay đổi lên các cấp cao hơn, bên cạnh đó yêu cầu Liên Hợp Quốc phải đưa ra những luật lệ mới kiểm soát việc phát triển vũ khí tự hành.
Những người kí vào bản cam kết hôm nay gồm có Elon Musk – CEO của SpaceX và Tesla, ba nhà đồng sáng lập Deepmind là Shane Legg, Demis Hassabis và Mustafa Suleyman, nhà sáng lập Skype Jaan Tallinn, một số nhà nghiên cứu AI được trọng vọng như Stuart Russell, Yoshua Bengio, Jürgen Schmidhuber.
Ông Max Tegmark, người kí vào bản cam kết và cũng là giáo sư vật lý tại MIT, nói rằng đây là việc "biến lời nói thành hành động". Ông nói rằng họ đang làm điều mà các chính trị gia không động tay tới: ra những điều luật cứng rắn cho việc phát triển AI phục vụ mục đích quân sự.
"Vũ khí tự động đưa ra quyết định tiêu diệt con người cũng kinh tởm, bất ổn như vũ khí sinh học và cũng đáng được đối xử như vậy".
Cho tới nay, mọi động thái nhằm đưa ra một bộ luật quốc tế nhằm hạn chế việc phát triển vũ khí tự hành vẫn chưa có hiệu quả. Những người tham gia vận động cho rằng phải coi vũ khí tự hành ngang với các vũ khí có thể tạo ra tội ác chiến tranh đáng lên án. Nhưng cũng phải chỉ ra thêm rằng ranh giới của vũ khí tự hành và vũ khí thường là ở đâu, khi mà có những thứ vũ khí chỉ xác định mục tiêu chứ chưa thể tự khai hỏa nếu chưa có sự cho phép của người điều khiển.
Cũng có những ý kiến khác cho thấy việc đưa ra đạo luật quốc tế này sẽ rất khó, khi mà tốc độ phát triển AI quân sự đang ngày một lan rộng. Các cường quốc lại ít có lý do để không làm việc này.
Paul Scharre, một nhà phân tích quân sự và tác giả của cuốn sách viết về tương lai của chiến tranh cũng như AI, đã nói với The Verge rằng vẫn chưa đủ động lực để đưa luật cấm kia lên tầm quốc tế. Chưa có một nhóm lớn nào thúc đẩy đưa luật này thực tiễn.
Tuy nhiên, một đạo luật cấm quốc tế có thể chưa hình thành, nhưng những hành động của các nhóm nhỏ gồm các cá nhân có tiếng nói sẽ tạo nên những sự khác biệt. Ví dụ đầu tiên sẽ là bản cam kết ngày hôm nay.
Elon Musk, một trong những người đặt bút kí cam kết ngày hôm nay.
Cách đây không alau, nhân viên Google đã biểu tình khi biết rằng công ty mình đang phát triển công cụ drone AI cho Lầu Năm Góc. Vài tuần sau, Google đưa ra một bản hướng dẫn nghiên cứu, hứa rằng sẽ không phát triển hệ thống vũ khí AI.
Trường đại học KAIST tại Hàn Quốc đối mặt với làn sóng tẩy chay khi lộ ra rằng họ có kế hoạch phát triển AI có khả năng làm hại con người. Chủ tích của KAIST đã đưa ra lời hứa rằng họ sẽ không phát triển AI quân đội "đi ngược lại với giá trị nhân loại, bao gồm vũ khí tự hành không cần tới con người giám sát".
Chưa phải là những luật lệ, nhưng những lời hứa sẽ là bước đầu tiên để đưa ra một luật cấm toàn cầu.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Sự thật từ nghiên cứu khoa học: Chơi trò chơi điện tử có ảnh hưởng bất ngờ đến chỉ số IQ của trẻ em!
Trò chơi điện tử từ lâu đã là chủ đề gây tranh cãi khi nhắc đến ảnh hưởng của chúng đối với trẻ em. Trong khi nhiều ý kiến chỉ trích việc chơi game có thể gây hại cho sự phát triển trí não, thì một nghiên cứu khoa học đã mang đến cái nhìn khác biệt, cho thấy mối liên hệ tích cực giữa việc chơi game và sự gia tăng trí thông minh ở trẻ nhỏ.
Trải nghiệm game trên Mac mini M4 Pro: Cậu bé tí hon bước ra biển lớn gaming