Elon Musk nói văn minh nhân loại sẽ sụp đổ vì ít đẻ: Liệu có phải cú lừa?

    Băng Băng , Doanh nghiệp và Tiếp thị 

    Đẻ tới 7 người con nên tỷ phú giàu nhất thế giới có quyền mạnh miệng chê bai những vợ chồng ít chịu "duy trì nòi giống".



    Mới đây, tỷ phú Elon Musk đã tuyên bố chắc nịch rằng thế giới không đủ người, trái với động thái duy trì dân số của nhiều nước trên thế giới.

    "Hãy nhìn những con số, nếu mọi người không thể sinh đẻ nhiều hơn thì văn minh nhân loại sẽ sụp đổ", Elon Musks nói.

    Những lời cảnh bảo của Elon Musk là có cơ sở khi báo cáo của Lancet cho thấy dân số toàn cầu trong 100 năm tới sẽ suy giảm lần đầu tiên trong lịch sử. Cụ thể thế giới đang có 7,8 tỷ người và con số này sẽ đạt đỉnh 9,7 tỷ người vào năm 2064 rồi suy giảm xuống còn 8,79 tỷ người vào năm 2100.

    Elon Musk nói văn minh nhân loại sẽ sụp đổ vì ít đẻ: Liệu có phải cú lừa? - Ảnh 1.

    Khoảng 23 quốc gia trên thế giới sẽ chứng kiến dân số suy giảm hơn 50% như Nhật Bản, Thái Lan, Italy, Tây Ban Nha, Hàn Quốc... Đi kèm với đó là suy giảm tỷ lệ sinh đẻ cũng như tình trạng lão hóa dân số nhanh.

    Thậm chí ngay cả nước đông dân nhất thế giới hiện nay là Trung Quốc cũng sẽ suy giảm một nửa từ 1,4 tỷ người năm 2017 xuống chỉ còn 732 triệu người năm 2100.

    Năm 2020, Australia ghi nhận lần đầu tiên trong lịch sử kể từ Thế chiến I có sự suy giảm dân số, một điều khiến nhiều chuyên gia lo lắng. Tình hình chung cũng diễn ra khắp thế giới.

    Tất nhiên có nước giảm thì cũng có nơi tăng dân số. Báo cáo của Lancet cho thấy những vùng Bắc Phi, Trung Đông sẽ tăng dân số gấp 3 lần từ 1,03 tỷ người lên 3,07 tỷ người năm 2100.

    Nguy cơ dài hạn

    Theo Lancet, về dài hạn tình hình dân số trái đất là đáng báo động khi tổng tỷ suất sinh (Total Fertility Rate-TFR), đại diện cho số trẻ sơ sinh bình quân mỗi phụ nữ đẻ trong suốt vòng đời của mình, có chiều hướng giảm. Chỉ số TFR trên toàn cầu được dự đoán giảm từ 2,37 trẻ/phụ nữ năm 2017 xuống chỉ còn 1,66 trẻ/phụ nữ năm 2100.

    Bình quân, mỗi gia đình cần sinh 2 trẻ để có thể thay thế vai trò cha mẹ ổn định xã hội, kinh tế trong tương lai. Điều này đồng nghĩa TFR về lý thuyết sẽ phải bằng 2 để dân số thế giới duy trì trong dài hạn.

    Elon Musk nói văn minh nhân loại sẽ sụp đổ vì ít đẻ: Liệu có phải cú lừa? - Ảnh 2.

    Tuy nhiên do ảnh hưởng của môi trường khiến nhiều trẻ em không sống đến lúc trưởng thành nên con số này thường được quy định lớn hơn 2,1 tùy tình hình mỗi nước.

    Chỉ số TFR có tầm quan trọng rất lớn trong dài hạn bởi dù số trẻ sinh ra có lớn hơn số người chết đi nhưng về dài hạn, lớp trẻ sẽ không đủ để kế cận những người đi trước, chưa kể gánh nặng an sinh xã hội.

    Tại Trung Quốc, việc sinh đẻ ít khiến rất nhiều người đang lâm vào cảnh "bánh mì kẹp" (Sandwich) khi vừa phải lo con cái vừa phải chăm sóc cha mẹ già mà không có nhiều anh chị em giúp đỡ.

    Số liệu chính thức cho thấy TFR của Trung Quốc hiện chỉ ở 1,3 trẻ/phụ nữ, trong khi con số này là 1,6 trẻ/phụ nữ ở Mỹ. Tồi tệ hơn là tỷ lệ sinh ở Mỹ đã giảm 6 năm liên tiếp và giảm 19% kể từ năm 2007 đến nay.

    Hiện tỷ lệ TFR tại Nhật Bản là 1,3 trẻ/phụ nữ, tại Nga là 1,6 trẻ/phụ nữ, Brazil là 1,8 trẻ/phụ nữ.

    Mặc dù một số nước như Pakistan (3,4) hay Nigeria (5,1) có tỷ lệ TFR cao hơn 2,1 nhưng chúng vẫn thấp hơn so với thời kỳ 1960 khi Pakistan có 6,6 trẻ/phụ nữ còn Nigeria có 6,4 trẻ/phụ nữ, qua đó cho thấy tốc độ sinh đẻ giảm dần đều.

    Nguyên nhân chính được các chuyên gia đánh giá là do tiêu chuẩn sống đi lên khiến mọi người thích hưởng thụ hơn là cắm mặt vào chăm con cái. Thêm nữa tốc độ đô thị hóa nhanh khiến đẻ nhiều tương đương với đông miệng ăn, trái ngược với văn hóa nông nghiệp cần nhiều lao động canh tác trước đây.

    Thập niên 1960, khoảng 1/3 dân số thế giới sống trong các thành thị thì tỷ lệ này hiện nay đạt tới gần 60%.

    Elon Musk nói văn minh nhân loại sẽ sụp đổ vì ít đẻ: Liệu có phải cú lừa? - Ảnh 3.

    Dân số suy giảm sẽ ảnh hưởng nặng đến kinh tế xã hội

    Ngoài ra, chi phí nuôi dạy trẻ tăng cao cũng khiến nhiều cặp vợ chồng trẻ không có khả năng đẻ nhiều so với trước.

    Theo diễn đàn kinh tế thế giới (WEF), tình hình này sẽ khiến tình trạng "bánh mì kẹp" tương tự như ở Trung Quốc hiện nay ngày một phổ biến hơn khi quá ít người trẻ phải gồng mình chăm lo cho nhiều người giả lẫn trẻ em.

    Thập niên 1960, tỷ lệ người nghỉ hưu trên mỗi người trong độ tuổi lao động là 6/1 thì hiện nay con số này vào khoảng 3/1 và có thể lên tới 2/1 vào năm 2035.

    Rõ ràng đúng như những gì Elon Musk nói, con người sẽ ngày càng già và ít đi so với hiện nay.

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ