Facebook diệt sub ảo: Hàng loạt sao Việt, KOLs "rởm" đang kiếm bộn tiền ngay lập tức dính đòn
Ngay lập tức, chính sách mới này đã gây ra những tác động không nhỏ đến một loạt các KOLs vốn đang thu bộn tiền từ Facebook tại Việt Nam.
Vừa qua, rất nhiều tài khoản Facebook "hot" với hàng triệu lượt theo dõi tại Việt Nam nói riêng, thế giới nói chung đã bất ngờ sụt giảm còn vài chục ngàn, thậm chí vài trăm follower.
Đây được xem là chính sách thanh lọc những " sub ảo " của Facebook. Ngay lập tức, chính sách này đã gây ra những tác động không nhỏ đến một loạt các KOLs vốn đang thu bộn tiền từ Facebook, cũng như các lập trình viên sở hữu ứng dụng, dịch vụ tăng "sub ảo".
KOLs (Key Opinion Leaders) trên mạng xã hội
Là người có sức ảnh hưởng, có sức tác động đến những đối tượng, hoặc thị trường nhất định trên mạng xã hội.
Tùy vào hoạt động, tiếng nói, lĩnh vực mà họ đang ở trong, hoặc mục đích dùng mạng xã hội… mà sẽ có những mức độ ảnh hưởng rộng hẹp khác nhau. Họ có thể là doanh nhân, ca sĩ, blogger, người kể chuyện hài…
Tại Việt Nam, danh sách các KOLs trên Facebook, các "hot" Facebooker bị ảnh hưởng từ đợt truy quét "sub ảo" vừa qua kéo dài cả cây số.
Tài khoản Facebook của hot girl Mie giảm tới 95% lượng theo dõi
- Đáng chú ý nhất có thể kể đến tài khoản Facebook của hot girl Mie giảm tới 95% lượng theo dõi từ 355.327 xuống còn hơn 12.000.
- Cường Seven trước đây sở hữu hơn 1 triệu follow, nhưng hiện tại chỉ còn 377.299 follower.
- Tài khoản Facebook của Soobin Hoàng Sơn cũng giảm tới gần 1/2 lượng follower từ hơn 1 triệu còn 557.166 follower.
- Các tài khoản của Quỳnh Anh Shyn, Băng Di, Chi Dân, Hà Lade, Thiên Minh,… cũng rơi vào tình trạng tương tự.
Tài khoản Facebook của Soobin Hoàng Sơn giảm hơn 1 triệu còn 557.166 follower
Điều này khiến nhiều người đặt ra câu hỏi: Phải chăng từ trước tới nay, một đại bộ phận K.O.L tại Việt Nam đều là sub ảo, follower ảo? Và phải tới khi Facebook ra tay thanh lọc, các "hot" Facebooker mới trở về đúng "quỹ đạo" của mình?
Chúng tôi đã liên hệ với một chuyên gia công nghệ thông tin, và được anh này cho biết:
"Vừa qua, một lượng lớn tài khoản Facebook tại Việt Nam, phần nhiều là người nổi tiếng trên mạng bị giảm lượng theo dõi là bởi chính sách của Facebook đã thay đổi.
Hầu hết (nhưng không phải tất cả) các tài khoản bị giảm lượng theo dõi đều xuất phát từ hành động mua/ bán " sub ảo " trước đây. Nói cách khác là dùng chiêu trò để tăng sub.
Ví dụ, đáng lẽ một ca sĩ nọ chỉ có vài chục nghìn người theo dõi, nhưng vì muốn nhanh nổi tiếng, nhanh "hot", chính họ, hoặc người quản lý sẽ mua thêm một lượng "sub ảo", biến con số này thành vài trăm ngàn. Thì giờ đây, Facebook thanh lọc "sub ảo", họ trở về với con số thực cũng đúng thôi".
Tài khoản của ca sĩ Chi Dân Tài khoản cũng giảm tới gần 1/2 lượng follower
Tài khoản của ca sĩ Chi Dân Tài khoản cũng giảm tới gần 1/2 lượng follower
Vậy đối tượng nào dính đòn từ đợt thanh lọc "sub ảo" của Facebook?
Một chuyên viên quảng cáo, làm việc trong một agency lớn tại TP. HCM chia sẻ:
"KOLs tại Việt Nam có thể chia thành 2 loại:
- Một là celebrity, KOLs - người đã nổi tiếng ở ngoài đời thực. Với họ, lượng sub trên Facebook không quan trọng. Mà quan trọng là danh tiếng, uy tín của họ tới đâu.
- Hai là "hot" blogger, "hot" Facebooker. Với đối tượng này, lượng sub khá quan trọng, vì yếu tố này ảnh hưởng tới lượng tương tác, sức lan toả, khi một đơn vị/ doanh nghiệp kết hợp quảng cáo cùng KOLs đó. Xét cho cùng, đâu ai biết ở ngoài đời họ như thế nào. Người ta chỉ thấy họ chia sẻ thông tin hữu ích, hoặc chụp ảnh đẹp trên Facebook là hết.
Như vậy, đợt thanh lọc "sub ảo" trên Facebook vừa qua chính là nhắm tới đối tượng KOLs thứ 2, là những người chỉ nổi tiếng trên mạng, có thể dùng chiêu trò để nổi tiếng, trong khi ngoài đời chẳng ai biết họ ra sao, làm gì, đem lại lợi ích thế nào cho xã hội.
Vừa qua, nhiều KOLs tại Việt Nam tụt giảm tới 95% lượng sub trên Facebook sau đợt thay đổi chính sách. Vậy là cháy nhà mới ra mặt chuột. Danh tiếng của họ chắc chắn sẽ ảnh hưởng, và nguồn thu từ quảng cáo trên Facebook cũng vậy.
Nhãn hàng chắc chắn sẽ phải xem xét lại các KOLs "sub ảo", thậm chí là dừng hợp tác vô điều kiện. Vì thực tế, nhãn hàng đầu tư vào một KOLs thì họ cũng mong nhận về KPI tương ứng vậy. Nhắm không đạt được KPI thì việc dừng hợp tác cũng là điều dễ hiểu".
Theo Trí thức trẻ/Cafebiz
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Sự thật từ nghiên cứu khoa học: Chơi trò chơi điện tử có ảnh hưởng bất ngờ đến chỉ số IQ của trẻ em!
Trò chơi điện tử từ lâu đã là chủ đề gây tranh cãi khi nhắc đến ảnh hưởng của chúng đối với trẻ em. Trong khi nhiều ý kiến chỉ trích việc chơi game có thể gây hại cho sự phát triển trí não, thì một nghiên cứu khoa học đã mang đến cái nhìn khác biệt, cho thấy mối liên hệ tích cực giữa việc chơi game và sự gia tăng trí thông minh ở trẻ nhỏ.
Trải nghiệm game trên Mac mini M4 Pro: Cậu bé tí hon bước ra biển lớn gaming