Tại Việt Nam, danh sách các KOLs trên Facebook, các hot Facebooker bị ảnh hưởng từ đợt truy quét "sub ảo" vừa qua dài không kể xiết.
Vừa qua, chính sách truy quét "sub ảo" của Facebook đã khiến hàng loạt sao Việt, KOLs vốn đang kiếm bộn tiền trên mạng xã hội phải mất ăn mất ngủ.
Động thái này đẩy các hot Facebooker tại Việt Nam rơi vào tình trạng follower (lượng theo dõi) sụt giảm nghiêm trọng vì chót mua/bán "sub ảo".
Thậm chí, có tài khoản KOLs trên Facebook lượng theo dõi sụt giảm tới 95%. Sự sụt giảm khủng khiếp này khiến nhiều người đặt câu hỏi, liệu người nổi tiếng trên Facebook tại Việt Nam đều là "ảo"?
KOLs (Key Opinion Leaders)
Là người có sức ảnh hưởng, có sức tác động đến những đối tượng, hoặc thị trường nhất định trên mạng xã hội.
Tùy vào hoạt động, tiếng nói, lĩnh vực mà họ đang ở trong, hoặc mục đích dùng mạng xã hội… mà sẽ có những mức độ ảnh hưởng rộng hẹp khác nhau. Họ có thể là doanh nhân, ca sĩ, blogger, người kể chuyện hài…
Tài khoản của ca sĩ Chi Dân giảm tới gần 1/2 lượng follower
Trong đó, một câu hỏi quan trọng được đặt ra đó là các nhãn hàng, agency sẽ phản ứng thế nào trước vấn đề này? Facebook diệt xong "sub ảo", số phận sao Việt, KOLs sẽ ảnh hưởng thế nào?
Trả lời chúng tôi về câu hỏi này, một đại diện nhãn hàng lớn hoạt động trong lĩnh vực công nghệ, thiết bị di động, viễn thông cho biết:
"Trên thực tế, khi xem xét một KOLs, lượng like hay follow trên các tài khoản mạng xã hội Facebook chỉ là thứ yếu. Quan trọng vẫn là uy tín, độ 'hot', và lượng tương tác trên mỗi bài chia sẻ của KOLs đấy có tốt hay không".
Lấy ví dụ diễn viên H.V, dù sở hữu lượng theo dõi cực ít, nhưng chỉ một status cũng thu về tới 35 triệu đồng. Lý do là bởi diễn viên này có tầm ảnh hưởng lớn, uy tín cao, hoặc hiếm khi nhận quảng cáo từ các nhãn hàng.
Nói cách khác, nếu KOLs đó thực sự có tầm ảnh hưởng, nhãn hàng vẫn sẽ chọn họ, bất chấp lượng theo dõi có thấp, hay sụt giảm thế nào.
Có thể thấy, việc lựa chọn KOLs của các nhãn hàng vẫn mang nhiều yếu tố cảm tính và đây là một yếu tố rất khó để định lượng.
Tất nhiên, nếu lượng theo dõi của một KOLs nào đó trên Facebook sụt giảm mạnh và bất thường như vài ngày trở lại đây, các nhãn hàng chắc chắn sẽ phải cân nhắc lại.
Tuy nhiên, đại diện nhãn hàng trên cũng cho biết, sẽ khó có chuyện, giá của một status chia sẻ trên Facebook cá nhân KOLs giảm đi. Thay vào đó, nhãn hàng sẽ chỉ đưa ra 1 trong 2 lựa chọn: Tiếp tục làm việc (giữ nguyên giá) hoặc từ bỏ hẳn KOLs đó.
"Việc nhãn hàng yêu cầu giảm giá là chuyện hiếm khi xảy ra", vị này cho biết.
Tài khoản Facebook của Soobin Hoàng Sơn giảm hơn 1 triệu còn 557.166 follower
Tương tự như vậy, một chuyên viên quảng cáo, làm việc trong một agency lớn tại TP. HCM chia sẻ:
"Đợt thanh lọc " sub ảo " trên Facebook vừa qua chính là nhắm tới đối tượng KOLs chỉ nổi tiếng trên mạng, có thể dùng chiêu trò để nổi tiếng, trong khi ngoài đời chẳng ai biết họ ra sao, làm gì, đem lại lợi ích thế nào cho xã hội".
Còn khi đạt tới tầm cỡ ngôi sao như Hà Hồ, MC Phan Anh - những người đã nổi tiếng ở ngoài đời thực, nhãn hàng chẳng quan tâm mấy tới những con số thống kê về sub.
Với những KOLs dạng này, việc chạy "sub ảo" cũng gần như không bao giờ xảy ra. Do đó, thu nhập của đối tượng này trên Facebook sẽ không bị ảnh hưởng. Thậm chí còn có thể tăng lên khi nhãn hàng cắt bỏ chi phí cho các KOLs "ảo" để dồn tiền cho các KOL "xịn".
Nói vui, chỉ các hot boy, hot girl "bán kem trộn" là nơm nớp lo sợ. Bởi khi lượng theo dõi giảm tới 80 - 90%, hiếm có nhãn hàng nào dám thuê họ chia sẻ bài viết nữa.
"Nếu một công cụ social không cho thấy được sự hiệu quả, việc đầu tư vào công cụ đó gần như là vô ích. Trừ khi, việc thuê KOLs trên Facebook chỉ mang tính chất "đẹp đội hình", may ra nhãn hàng mới chi tiền cho các KOLs đó".
Theo Trí thức trẻ
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Google: Giải được bài toán 10 triệu tỷ tỷ năm chỉ trong 5 phút, chip lượng tử mới là bằng chứng về đa vũ trụ
Điều đáng ngạc nhiên hơn cả là nhiều người trên cộng đồng mạng thế giới lại đang đồng tình với kết luận của Google.
Gần 2025 rồi mà vẫn dùng USB để lưu công việc thì quả là lỗi thời