“Giá rẻ, cấu hình mạnh” trên smartphone không phải yếu tố duy nhất giữ chân GenZ, đây mới là điều bạn nào cũng muốn mà hiếm máy có
Khác với định kiến “thích màu mè, chạy theo trend”, Gen Z ngày càng thể hiện sự tỉnh táo trong lựa chọn thiết bị công nghệ.
- Gần như mọi điện thoại Samsung bán ra trên thế giới đều sản xuất ở Việt Nam: Thời của Trung Quốc đã qua
- Galaxy Z Flip 7 FE lộ diện: Mẫu điện thoại gập giá rẻ đầu tiên của Samsung với chip Exynos, cập nhật Android 6-7 năm
- Từng bắt CEO Lei Jun của Xiaomi uống rượu bồi tội cách đây 10 năm, Chủ tịch Samsung hiện phải sang ‘nài nỉ’ hãng điện thoại Trung Quốc giúp đỡ làm xe điện
- VDO đồng hành cùng doanh nghiệp tối ưu hệ thống với bộ nhớ Samsung
- CEO Samsung trước khi qua đời: Làm bá chủ đế chế suốt 19 năm, giữ "công nghệ chưa từng xuất hiện trên TG"
Gen Z – thế hệ sinh ra và lớn lên cùng internet – không chỉ quan tâm đến cấu hình, camera hay sạc nhanh. Khi thế giới số ngày càng mở, và các hoạt động cá nhân như giao dịch ngân hàng, lưu trữ tài liệu hay trò chuyện riêng tư đều diễn ra trên điện thoại, thì câu hỏi quan trọng hơn nhiều lại là: Liệu chiếc smartphone trong tay có đủ an toàn để giữ tất cả những dữ liệu ấy ở lại?
Trong khi một số thương hiệu không ngừng đẩy mạnh hiệu năng phần cứng và cạnh tranh bằng giá, thì nhiều người dùng trẻ – bất ngờ thay – lại đang đánh giá cao những thiết bị có nền tảng bảo mật đáng tin cậy. Họ thận trọng hơn, tìm hiểu kỹ hơn, và đưa ra quyết định không chỉ dựa trên cấu hình. Trong bối cảnh đó, một cái tên đang nổi lên như một lựa chọn được tin cậy – không hẳn vì rẻ hơn, mạnh hơn, mà vì hiểu người dùng cần được bảo vệ như thế nào.

Những lo ngại có thật trên smartphone phổ thông
Năm 2022, tổ chức bảo mật quốc tế Secure-D, thuộc Upstream Systems, đã công bố một báo cáo đáng chú ý: hơn 190 triệu thiết bị Android từ các thương hiệu smartphone giá rẻ đã bị phát hiện cài sẵn phần mềm độc hại, chủ yếu có xuất xứ từ các nhà sản xuất Trung Quốc. Những phần mềm này có thể bí mật thu thập dữ liệu người dùng, chạy quảng cáo nền, thậm chí mở cổng truy cập trái phép mà người dùng không hề hay biết.
Thực tế này không còn là tin đồn – nó gióng lên hồi chuông cảnh báo về việc bảo mật không thể bị xem nhẹ, đặc biệt là với thế hệ đang sống gần như hoàn toàn trên thiết bị di động. Trong các khảo sát hành vi Gen Z do Statista thực hiện năm 2023, có tới 63% người dùng trong độ tuổi 18–25 cho biết họ "rất quan tâm" đến vấn đề dữ liệu cá nhân, và gần 50% khẳng định yếu tố bảo mật ảnh hưởng đến quyết định mua smartphone.
Samsung Knox: Nền tảng bảo mật được công nhận toàn cầu
Samsung có thể không phải hãng đầu tiên nói về bảo mật – nhưng là một trong số rất ít nhà sản xuất smartphone tự phát triển nền tảng bảo mật độc lập ở cấp phần cứng, thay vì chỉ dựa vào phần mềm Android gốc. Nền tảng đó mang tên Samsung Knox.
Ra mắt từ năm 2013 và không ngừng phát triển, Samsung Knox hiện được tích hợp trên mọi dòng máy – từ Galaxy Z, Galaxy S cho đến cả dòng tầm trung Galaxy A. Không chỉ dừng lại ở mã hóa dữ liệu hay chống virus, Knox hoạt động như một môi trường an toàn (Trusted Execution Environment) được tách biệt khỏi hệ điều hành chính. Dữ liệu sinh trắc học, khóa bảo mật, token ví điện tử… đều được lưu trong không gian riêng biệt này, bất khả xâm phạm ngay cả khi hệ điều hành bị tấn công. Theo trang tin Android Authority, Knox là “một trong những hệ thống bảo mật mạnh nhất trên Android, được cấp chứng chỉ bởi chính phủ Mỹ và châu Âu để sử dụng trong môi trường quân đội và tổ chức tài chính.”
Chưa kể, các báo cáo từ tổ chức bảo mật như Kaspersky hay AV-Test cũng từng đưa ra cảnh báo về những backdoor trong firmware hoặc ứng dụng hệ thống của một số hãng, được cài sẵn ngay từ giai đoạn sản xuất.
Trong khi đó, Samsung không chỉ phát triển Knox mà còn cam kết cập nhật bảo mật trong 6 năm – mức thời gian gần như chưa từng có ở phân khúc tầm trung. Điều này tạo ra giá trị sử dụng bền vững mà nhiều hãng chưa thể theo kịp.
Khi Gen Z bắt đầu biết “chọn chỗ an toàn để gửi gắm dữ liệu”
Khác với định kiến “thích màu mè, chạy theo trend”, Gen Z ngày càng thể hiện sự tỉnh táo trong lựa chọn thiết bị công nghệ. Điều này không nằm ở việc họ từ chối những thương hiệu mới – mà ở mức độ niềm tin mà một chiếc smartphone có thể đem lại.
Chúng tôi đã đặt câu hỏi dành cho một số bạn trẻ đang sử dụng Samsung. Câu hỏi đơn giản đặt ra là: “Bạn có ý định chuyển sang hãng khác không?” – thì 8/10 câu trả lời là “Không”. Trong số đó, lý do được nhắc đến nhiều nhất không phải là hiệu năng hay camera – mà là: “Dùng Samsung cảm thấy an tâm hơn.”

Minh Trang (21 tuổi, sinh viên) chia sẻ: “Lúc mua máy mình cũng phân vân giữa Galaxy A và một hãng khác của Trung Quốc – rẻ hơn. Nhưng bạn mình cảnh báo vụ máy gửi dữ liệu đi nước ngoài. Mình tìm hiểu mới biết Samsung có bảo mật Knox, nên chọn luôn.” Trong khi đó, Ngọc Lâm (23 tuổi, nhân viên truyền thông của một công ty tại Hà Nội) thì thực tế hơn: “Dữ liệu mình lưu trong máy là cả tài khoản ngân hàng, hình cá nhân, công việc. Cứ thấy tin đồn hãng này bị hack, hãng kia rò rỉ, là mình sợ. Samsung có chính sách bảo mật đàng hoàng, mình thấy rõ và tin tưởng được.”

Đáng tin hơn, không đồng nghĩa với "quá đắt"
Một điều quan trọng khác khiến Gen Z sẵn sàng ở lại với Samsung, đó là họ không còn thấy Samsung là một lựa chọn "ngoài tầm với". Với việc dòng Galaxy A ngày càng nâng cấp mạnh về tính năng (AI camera, sạc nhanh 45W, chống nước IP67...) nhưng vẫn giữ giá thành hợp lý, người dùng trẻ đang được tiếp cận những công nghệ bảo mật đỉnh cao mà không cần bỏ ra hàng chục triệu đồng. “Bảo mật tốt là một chuyện, nhưng Samsung làm mình bất ngờ là đưa Knox xuống cả Galaxy A – tức là người dùng tầm trung như mình vẫn được bảo vệ ở cấp độ cao, không thua flagship,” – Duy Khang, sinh viên CNTT, chia sẻ.
Gen Z không dễ mua lòng bằng quảng cáo – họ cần lý do đủ thuyết phục để chọn và ở lại với một thương hiệu. Khi quyền riêng tư trở thành điều xa xỉ trong kỷ nguyên số, thì một nền tảng bảo mật đáng tin cậy, có cam kết rõ ràng và minh bạch như Samsung Knox lại trở thành lý do lớn nhất giữ chân người dùng, kể cả những người trẻ luôn tò mò và ưa thích cái mới.
Trong thế giới nơi mà một app lạ có thể âm thầm gửi ảnh cá nhân đi đâu đó, nơi một đoạn mã trong firmware cũng đủ để mở cổng hậu, thì có lẽ, lý do “muốn được an tâm” không phải là lựa chọn yếu đuối – mà là lựa chọn của những người hiểu chuyện.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
"Tôi giàu nhưng tôi không biết làm gì với cuộc đời mình": Chàng trai 9x bán công ty tỷ đô, bỏ cả bạn gái và 60 triệu USD sau khi vào rừng nghe lời thì thầm của cây cối
Không biết phải làm gì tiếp theo, Vinay Hiremath cứ thế đi leo núi dù chưa từng có kinh nghiệm. Kết quả, anh suýt chết vì thiếu oxy khi chinh phục hai đỉnh trên dãy Himalaya. Trở về từ chuyến đi sinh tử, Vinay cố thử làm việc cho Bộ Hiệu suất Chính phủ Mỹ mà Elon Musk mới thành lập. Nhưng cảm thấy không hợp, anh đặt vé máy bay một chiều, bỏ ra một hòn đảo và bắt đầu tự học vật lý 8 tiếng mỗi ngày. Ở tuổi 34, Vinay đang muốn bắt đầu lại cuộc đời của mình theo một cách hoàn toàn mới, xin vào một vị trí thực tập sinh cơ khí cho một công ty robot. "Trở nên tầm thường thì có gì sai trái?", anh viết trên blog.
14 năm "gồng lưng" nói tiếng Anh, giờ mới được "gọi mẹ" bằng tiếng Việt trên iPhone