Giải mã được cơ chế sinh học của mọi sự ham muốn trên đời, 3 nhà khoa học nhận 1 triệu Euro tiền thưởng

    zknight,  

    “Những con quỷ bé nhỏ trong não bộ” khiến chúng ta có lòng tham không đáy.

    Ba nhà khoa học làm việc trong suốt gần 30 năm, để giúp chúng ta giải thích cơ chế sinh học của mọi sự ham muốn. Họ vừa giành được 1 triệu Euro tiền thưởng từ Giải Brain năm 2017, trao bởi Quỹ Lundbeck Đan Mạch cho những đóng góp nổi bật trong lĩnh vực khoa học thần kinh.

    Tại sao có những người nghiện rượu, ma túy hoặc có hành vi tâm thần phân liệt? Tại sao bạn đã có một chiếc TV nhưng lại muốn một chiếc TV lớn hơn? Tại sao ai cũng muốn thăng tiến trong công việc và đều ao ước có một chiếc xe hơi sang trọng?

    Nếu trả lời được những câu hỏi ấy bằng khoa học, bạn cũng xứng đáng nhận được 1 triệu Euro từ Giải Brain năm nay.

     Bộ 3 nhà khoa học giúp chúng ta giải thích cơ chế sinh học của mọi sự ham muốn

    Bộ 3 nhà khoa học giúp chúng ta giải thích cơ chế sinh học của mọi sự ham muốn

    Peter Dayan, Ray Dolan và Wolfram Schultz, cả 3 đều là những nhà thần kinh học đang sống và làm việc tại Anh. Được xướng tên bởi Giải Brain năm 2017 là một niềm vui mừng và cũng không kém phần bất ngờ, các nhà khoa học chia sẻ.

    Nghiên cứu năm nay được ghi nhận là những gì mà bộ 3 đã bắt đầu từ gần 30 năm trước. Đó là khám phá về nơ-ron sản sinh dopamine, được họ chứng minh là trung tâm của hệ thống khen thưởng trong não bộ.

    Nơ-ron dopamine có ảnh hưởng đến mọi hành vi của con người, trong mọi lĩnh vực, từ việc ra những quyết định thông thường, thử một điều gì đó liều lĩnh, cho đến ham muốn trong cờ bạc, nghiện ma túy và hành vi tâm thần phân liệt.

    Schultz, giáo sư thần kinh học người Đức, đang làm việc tại Đại học Cambridge giải thích kỹ hơn: “Đây cũng chính là quá trình sinh học khiến chúng ta muốn mua một chiếc xe hay một ngôi nhà lớn hơn, hoặc cũng là cơ chế khiến chúng ta muốn được thăng tiến trong sự nghiệp”.

    Ông đặt biệt danh cho nơ-ron dopamine là “những con quỷ bé nhỏ trong não bộ”. Chúng lúc nào cũng thôi thúc sự ham muốn của con người, hướng chúng ta đến một phần thưởng lớn hơn, rồi lớn hơn nữa mà không bao giờ muốn ngừng lại để thỏa mãn.

    Dayan hiện là giám đốc Đơn vị Khoa học thần kinh điện toán Gatsby, Đại học College London. Ông nói thêm rằng những nghiên cứu của Schultz còn cho thấy con người luôn cập nhật vào não bộ những mục tiêu mới.

    Sự cập nhật và những hành vi trong tương lai của chúng ta không phụ thuộc vào phần thưởng chúng ta nhận được. Mà chính xác, nó tỷ lệ thuận với sự chênh lệch của phần thưởng thực tế so với mức chúng ta mong đợi.

    Chẳng hạn như, khi chúng ta muốn một mức lương 500 USD, nhưng một công ty sẵn sàng trả 600 USD, dopamine được phát hành bởi các nơ-ron. Chất dẫn truyền thần kinh này được tiết ra càng nhiều hơn, khi mức lương lên tới 800 USD hay 1.000 USD. Và dopamine chính thứ là khiến chúng ta cảm thấy ham muốn và hứng thú.

     Nơ-ron dopamine có ảnh hưởng đến mọi hành vi của con người trong mọi lĩnh vực

    Nơ-ron dopamine có ảnh hưởng đến mọi hành vi của con người trong mọi lĩnh vực

    Giải Brain trị giá 1 triệu Euro, được tài trợ bởi Quỹ Lundbeck Đan Mạch. Đây là giải thưởng thường niên, trao 1 lần mỗi năm cho các nhà khoa học có đóng góp nổi bật trong lĩnh vực khoa học thần kinh.

    Colin Blakemore, chủ tịch hội đồng tuyển chọn của Giải Brain năm nay cho biết, nghiên cứu của 3 nhà khoa học đã giúp chúng ta giải mã cơ chế con người sử dụng và đáp lại những “phần thưởng”, hay những gì đạt được trong vô vàn khía cạnh cuộc sống.

    Ý nghĩa của những khám phá này trải cực kỳ rộng trên nhiều lĩnh vực, từ kinh tế, khoa học xã hội, nghiên cứu nghiện ma túy và tâm thần học”, Blakemore nói trong một thông cáo.

    Tại Trung tâm Tâm Max Planck về Lão khoa và Tâm thần học điện toán, Dolan, người cũng vừa mới được bổ nhiệm làm giám đốc mới, đã có một niềm vui nhân đôi khi ông mở nút chai rượu sâm banh để ăn mừng giải Brain mình nhận được.

    Còn Schultz mô tả cảm giác lúc ông nghe tin mình thắng giải bằng một câu nói hóm hỉnh, giải thích luôn những gì mà ông đang nghiên cứu: “Tôi có thể nghe các nơ-ron dopamine của tôi đang nhảy cẫng lên vì vui mừng”.

    Tham khảo Reuters, Thebrainprize

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ