Giải mã mối quan hệ giữa các Big Tech: Bạn bè, kẻ thù hay bạn thù địch?

    Lục Lam, Theo Nhịp Sống Kinh Tế 

    Các biểu đồ dưới đây sẽ mang đến cái nhìn tổng thể về cách 5 công ty công nghệ lớn nhất nước Mỹ cạnh trạnh, cũng như "dựa" vào nhau để thành công. Theo WSJ, mối quan hệ của họ được phân loại theo 3 hạng mục: bạn bè, kẻ thù và "bạn thù địch" (frenemy).

    Khi mới thành lập, Amazon chỉ bán sách, Apple bán máy tính và Google chỉ đơn giản là một công cụ tìm kiếm. Những ngày này đã qua từ rất lâu. Hiện tại, những công ty này và cả Microsoft, Facebook đều trở thành những "gã khổng lồ" trong ngành công nghệ.

    Các ý kiến chỉ trích đối với Big Tech cho rằng những công ty này đã có quá nhiều quyền lực đối với cuộc sống của người dùng internet. Các công ty công nghệ thường lập luận rằng họ phải đối mặt với sự cạnh tranh rất lớn, thường là từ phía các Big Tech còn lại và họ cần phải liên tục đổi mới, sáng tạo để duy trì.

    Trên thực tế, các biểu đồ của Wall Street Journal lại cho thấy sự ảnh hưởng qua lại trong hợp tác và cạnh tranh lại giúp họ định hình về mức độ cùng bản chất trong tiềm lực của các Big Tech. Và sự ảnh hưởng này đang lớn dần, khi các công ty công nghệ lớn ngày càng "lấn sân" sang những lĩnh vực của nhau để xây dựng, bảo vệ đế chế của mình.

    Những "gã khổng lồ" này vừa phòng vệ trước các mối đe dọa cạnh tranh, vừa mở ra những "mặt trận" mới. Họ thực hiện bằng cách tận dụng quy mô, nguồn lực của mình để thâu tóm các công ty nhỏ hơn và thu hút nhân tài để phát triển các dòng sản phẩm, dịch vụ.

    Giải mã mối quan hệ giữa các Big Tech: Bạn bè, kẻ thù hay bạn thù địch? - Ảnh 1.

    Dù sự tăng trưởng đã giúp họ bớt phụ thuộc vào các đối thủ, nhưng bối cảnh thay đổi đã tạo ra sự cạnh tranh gay gắt. Ví dụ, CEO Facebook Mark Zuckerberg và CEO Apple Tim Cook đã chỉ trích nhau trong những tuyên bố về vấn đề quyền riêng tư dữ liệu cho đến mức phí của các nhà phát triển ứng dụng. Các giám đốc điều hành của Google và Microsoft gần đây đã "cãi nhau" về vấn đề lưu trữ nội dung tin tức và trả phí cho các nhà xuất bản tin tức.

    Dẫu vậy, mối quan hệ giữa 5 công ty này không hoàn toàn là sự mâu thuẫn. Họ tiếp tục hợp tác với nhau trong mọi lĩnh vực, từ phát triển phần mềm đến vận động chính sách trong ngành. Ngoài quảng cáo các ứng dụng, sản phẩm trên nền tảng của nhau, họ còn có những hoạt động khiến cơ quan quản lý chú ý.

    Các biểu đồ dưới đây sẽ mang đến cái nhìn tổng thể về cách 5 công ty công nghệ lớn nhất nước Mỹ cạnh trạnh, cũng như "dựa" vào nhau để thành công. Theo WSJ, mối quan hệ của họ được phân loại theo 3 hạng mục: bạn bè, kẻ thù và "bạn thù địch" (frenemy).

    Điện toán đám mây

    Giải mã mối quan hệ giữa các Big Tech: Bạn bè, kẻ thù hay bạn thù địch? - Ảnh 2.

    Trong khi Amazon Web Services (AWS) tiếp tục dẫn đầu trong lĩnh vực điện toán đám mây, thì Micrsoft và Google đang nỗ lực giành thị phần. Facebook và Apple không kinh doanh trong mảng dịch vụ lưu trữ trên đám mây cho các doanh nghiệp khác, nhưng Apple còn lưu trữ dữ liệu trên iCloud, cả AWS và Google Cloud.

    Quảng cáo kỹ thuật số

    Giải mã mối quan hệ giữa các Big Tech: Bạn bè, kẻ thù hay bạn thù địch? - Ảnh 3.

    Google và Facebook là 2 công ty thống trị trong quảng cáo kỹ thuật số, nhưng mảng này đối với Amazon, Microsoft và Apple cũng đang phát triển. Ngay cả đối với mảng quảng cáo kỹ thuật số đầy cạnh tranh, Amazon vẫn phải mua quảng cáo trên Google đối với 1 số từ khóa nhất định và Google là công cụ mang đến lưu lượng truy cập vào web hàng đầu cho những bên bán thứ 3 trên Amazon. Trong khi đó, các thỏa thuận quảng cáo giữa Google và Apple đang được 1 nhóm tổng chưởng lý bang và Bộ Tư pháp Mỹ xem xét.

    Khai thác thông tin

    Giải mã mối quan hệ giữa các Big Tech: Bạn bè, kẻ thù hay bạn thù địch? - Ảnh 4.

    Các nền tảng internet từ lâu đã coi tin tức là cách để thu hút người dùng. Yếu tố này, cùng với những áp lực về pháp lý, đã thúc đẩy các công ty công nghệ phải trả tiền cho các nhà xuất bản tin tức để họ phân phối nội dung.

    Microsoft và Google đã có cuộc "khẩu chiến" về quan điểm đối với các nhà xuất bản tin tức. Trong khi đó, Facebook và Google đã công bố kế hoạch chi 1 tỷ USD cho nội dung tin tức trong 3 năm. Đối với Apple, dịch vụ Apple News cung cấp sản phẩm theo dõi tin tức trả phí, trong khi Microsoft có sản phẩm theo dõi tin tức của riêng mình có thể truy cập thông qua trình duyệt và ứng dụng.

    Mạng xã hội và phát video trực tuyến

    Giải mã mối quan hệ giữa các Big Tech: Bạn bè, kẻ thù hay bạn thù địch? - Ảnh 5.

    Facebook sở hữu nền tảng mạng xã hội lớn nhất thế giới, nhưng sự kết hợp của các tính năng như thương mại điện tử và livestream đã xác định lại các mối quan hệ cạnh tranh của họ.

    YouTube (thuộc sở hữu của Google) và Twitch của Amazon đã cạnh tranh gay gắt trong lĩnh vực livestream, nhưng đều được hưởng lợi từ việc ứng dụng của họ lại được phân phối trên các kho ứng dụng của nhau.

    LinkedIn do Microsoft sở hữu cạnh tranh với những nền tảng khác, nhưng còn "đấu" với Facebook và Google trong việc kiếm tiền từ hoạt động đăng tuyển việc làm.

    Phát hành ứng dụng

    Giải mã mối quan hệ giữa các Big Tech: Bạn bè, kẻ thù hay bạn thù địch? - Ảnh 6.

    Các nền tảng phát hành ứng dụng - "cánh cổng" quan trọng để người dùng truy cập phần mềm qua internet, ngày càng trở thành tiêu điểm cho những tranh chấp liên quan đến tiềm lực đối với các Big Tech. Apple và Google sở hữu nền tảng phát hành ứng dụng dành cho thiết bị cầm tay lớn nhất thế giới, nhưng cũng phân phối các ứng dụng riêng thông qua nền tảng của nhau.

    Trong khi đó, Facebook và Microsoft – có các cửa hàng ứng dụng cho thiết bị Windows và máy chơi game cầm tay Xbox, đã thảo luận với Apple về các quy tắc trên thị trường của họ.

    Ứng dụng nhắn tin

    Giải mã mối quan hệ giữa các Big Tech: Bạn bè, kẻ thù hay bạn thù địch? - Ảnh 7.

    Các công ty này tung ra dịch vụ nhắn tin nhắm đến người dùng và doanh nghiệp, nhưng vẫn cần phân phối thông qua các nền tảng của đối thủ để tiếp cận khách hàng. Facebook đã gọi Apple là đối thủ cạnh tranh trong lĩnh vực nhắn tin và là mối đe dọa ngày càng lớn trên những "mặt trận" khác.

    Phần mềm cho doanh nghiệp

    Giải mã mối quan hệ giữa các Big Tech: Bạn bè, kẻ thù hay bạn thù địch? - Ảnh 8.

    Thị trường cung cấp phần mềm cho các doanh nghiệp đã bùng nổ trong 2 thập kỷ qua và các công ty công nghệ lớn - bao gồm cả Facebook - đều "có mặt". Google và Microsoft cạnh tranh trong việc cung cấp nhiều loại sản phẩm cho các doanh nghiệp bao gồm email, lịch và tạo tài liệu văn bản.

    Laptop và máy tính bảng

    Giải mã mối quan hệ giữa các Big Tech: Bạn bè, kẻ thù hay bạn thù địch? - Ảnh 9.

    Microsoft và Google là 1 trong những công ty xóa bỏ ranh giới giữa máy tính bảng và laptop. Amazon hiện tại không còn sản xuất laptop, dù vẫn có sản phẩm máy tính bảng Fire cạnh tranh với Apple, Microsoft và Google và sử dụng hệ điều hành Android của Google.

    Loa và màn hình thông minh

    Giải mã mối quan hệ giữa các Big Tech: Bạn bè, kẻ thù hay bạn thù địch? - Ảnh 10.

    2 sản phẩm này đã giúp đưa công nghệ trợ lý ảo đến với hàng triệu thiết bị trên toàn thế giới. Apple, Amazon và Google đang cạnh tranh gay gắt trong sản phẩm loa và màn hình thông minh. Portal của Facebook cũng là một đối thủ đáng gờm khi sở hữu các tính năng tích hợp của Alexa.

    Đồng hồ thông minh và thiết bị theo dõi sức khỏe

    Giải mã mối quan hệ giữa các Big Tech: Bạn bè, kẻ thù hay bạn thù địch? - Ảnh 11.

    Thương vụ mua lại Fibit của Google đã đưa hãng này "dấn thân" vào mảng smartwatch và thiết bị theo dõi sức khỏe. Đây vốn là lĩnh vực mà Apple chiếm thị phần đáng kể, trong khi Amazon đang nỗ lực thu hút khách hàng bằng sản phẩm Halo.

    Việc mua Fibit bao gồm cả những hoạt động Google cần hợp tác với Amazon: sản phẩm của Fibit được bán trên nền tảng thương mại điện tử của Amazon, ứng dụng có sẵn trong máy là Appstore của Amazon và Alexa cũng được tích hợp vào 1 số thiết bị Fibit.

    Facebook cho biết công ty đang nghiên cứu về thiết bị đeo tay có thể đồng bộ với kính thông minh đang được phát triển.

    Smartphone

    Giải mã mối quan hệ giữa các Big Tech: Bạn bè, kẻ thù hay bạn thù địch? - Ảnh 12.

    Trong khi cả 5 công ty này đều sản xuất phần mềm cho điện thoại thông minh, thì chỉ có 3 công ty sản xuất thiết bị này. Apple vẫn là đối thủ sừng sỏ nhất. Amazon không kinh doanh smartphone sau khi khai tử điện thoại Fire, nhưng bán Pixel của Google và iPhone của Apple trên nền tảng thương mại điện tử của mình. Microsoft đã rời khỏi lĩnh vực này từ nhiều năm trước, sau đó quay trở lại vào cuối năm ngoái với điện thoại – máy tính bảng Surface Duo.

    Tham khảo Wall Street Journal

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ