Giải pháp sáng tạo của Valve: game Deadlock cho phép người chơi biến đối thủ gian lận thành con ếch
Valve không hổ danh là nhà phát triển, phát hành game được yêu mến nhất ngành công nghiệp.
- Rò rỉ dự án mới của Valve, cộng đồng game thủ đứng ngồi không yên vì nghĩ đây là Half-Life 3
- Dữ liệu rò rỉ tiết lộ bí mật về Valve: trả khoản lương khổng lồ cho một số lượng nhân viên khiêm tốn
- Nắm giữ vị thế then chốt trong ngành game toàn cầu, vì sao Valve lại có quy mô nhân sự khiêm tốn đến khó tin?
- Rò rỉ thông tin và hình ảnh về Deadlock, dự án game tiếp theo của Valve
- Buổi phỏng vấn hiếm có của Valve với báo giới về Counter-Strike 2: quá khứ, tương lai, và Dust 2
Deadlock, tựa game vẫn chưa chính thức ra mắt của Valve, nhưng đã thu hút được hàng chục nghìn game thủ tham gia thử nghiệm. Nội trong 24 giờ qua, Deadlock đã chạm ngưỡng 108.473 người chơi, một con số khổng lồ, xét tới một tựa game vẫn còn đang trong giai đoạn Beta.
Độ "hot" của Deadlock có thể được giải thích bằng những lý do đơn giản: đây là một tựa game hay tới từ nhà phát triển có tiếng, đó chính là IceFrog - cha đẻ của DotA, của cả bản mod Defense of the Ancients xưa kia và Dota 2 ngày nay. Bên cạnh đó Valve cũng hỗ trợ phát triển cũng như phát hành Deadlock.
Nói không ngoa khi mô tả IceFrog là một thiên tài, khi vẫn liên tục tìm được cách làm mới Dota 2, và tạo ra được cả một tựa game mới bắn súng kết hợp với MOBA, ấy chính là Deadlock. Và có lẽ chúng ta không cần phải bàn tới danh tiếng của Valve, nhà phát hành, phát triển game được mến mộ nhất ngành công nghiệp non trẻ này.
Nhưng đi kèm một lượng người chơi khổng lồ là một số lượng không nhỏ game thủ sử dụng cheat, hack để chiếm thế thượng phong. Vấn nạn ăn gian này đã tồn tại từ thời con người biết cạnh tranh, nên có thể coi nó đã là một phần của thể thao, từ nghiệp dư cho tới chuyên nghiệp.
Cũng vì lẽ đó, cuộc đua giữa nhà phát triển game và nhóm phát triển hack kéo dài bất tận: còn game là còn hack. Song song với việc làm game, các nhà phát triển cố gắng làm cả phần mềm phát hiện cheat, gọi chung là anti-cheat, để đảm bảo môi trường cạnh tranh được trong sạch.
Tựa game Deadlock không phải ngoại lệ. Với lượng người chơi ngày một đông đảo, số người sử dụng phần mềm thứ ba cũng tăng theo. Bên cạnh phần mềm phát hiện cheat, hack để trừng phạt kẻ gian lận, Valve còn cung cấp một giải pháp sáng tạo.
Cận cảnh người chơi Deadlock bị biến thành con ếch - Video: Jake Lucky.
Một khi phần mềm anti-cheat phát hiện ra có kẻ gian lận trong trận đấu, người chơi phải đối đầu với kẻ gian sẽ đứng trước 2 lựa chọn: một, là lập tức cấm kẻ gian lận khỏi trận đấu và kết thúc ván đấu ngay lập tức; hai, là biến kẻ gian thành con ếch, RỒI mới cấm họ khỏi trận. Nếu một trận đấu kết thúc theo cách này, kết quả trận đấu sẽ bị hủy bỏ.
Theo lời nhóm phát triển Deadlock, đây mới chỉ là phiên bản thử nghiệm. Hiện Valve đang phát triển phiên bản thứ hai của phần mềm anti-cheat này, được cho là sẽ nhiều chức năng hơn nữa. Có lẽ lần này, Valve sẽ cho phép game thủ biến kẻ gian thành một con gì khác nữa.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Sự thật từ nghiên cứu khoa học: Chơi trò chơi điện tử có ảnh hưởng bất ngờ đến chỉ số IQ của trẻ em!
Trò chơi điện tử từ lâu đã là chủ đề gây tranh cãi khi nhắc đến ảnh hưởng của chúng đối với trẻ em. Trong khi nhiều ý kiến chỉ trích việc chơi game có thể gây hại cho sự phát triển trí não, thì một nghiên cứu khoa học đã mang đến cái nhìn khác biệt, cho thấy mối liên hệ tích cực giữa việc chơi game và sự gia tăng trí thông minh ở trẻ nhỏ.
Trải nghiệm game trên Mac mini M4 Pro: Cậu bé tí hon bước ra biển lớn gaming