Thử nghiệm cho thấy ChatGPT của OpenAI có thể sử dụng được prompt dành cho Claude của Anthropic.
- Trung Quốc sử dụng AI quản lý hệ thống đường sắt cao tốc lớn nhất thế giới
- AI kỹ sư lập trình đầu tiên ra mắt, có thể tự code website, tự huấn luyện AI khác – vị thế vua nghề bị đe dọa trong tương lai?
- Nvidia bị kiện vì sử dụng sách trái phép để đào tạo AI
- MSI ra mắt loạt laptop hỗ trợ AI tại Việt Nam, giá từ 19,99 triệu đồng
- CEO NVIDIA: Dù được phát miễn phí, chip AI của các đối thủ cũng không cạnh tranh nổi GPU của NVIDIA
Lĩnh vực công nghệ giang tay chào đón sự trưởng thành của chatbot AI: không còn là công cụ trả lời câu hỏi theo kịch bản đơn thuần vốn áp dụng rộng rãi trên các fanpage, giờ đây chatbot đã có thể kết nối với Internet để tìm kiếm thông tin, trả lời câu hỏi, hay thậm chí đưa ra những phân tích chuyên sâu.
Tuy nhiên, hiệu suất của những chatbot dạng này, đơn cử như ChatGPT của OpenAI, Gemini của Google hay Claude của Anthropic, dựa phần nhiều vào hai yếu tố: lượng dữ liệu chúng được học và truy vấn đầu vào của người dùng. Dữ liệu càng nhiều, truy vấn càng cụ thể, thì chất lượng câu trả lời của chatbot sẽ càng cao.
Bản thân là người dùng, cũng có 2 cách để bạn có thể trực tiếp “dạy khôn” cho hệ thống chatbot mình đang sử dụng, và hai phương pháp này đều thông qua hoạt động đặt “prompt” cho chatbot.
“Prompt” là gì?
Một prompt, phiên âm là “pờ-rom”, tạm dịch là “đề bài”, là một đoạn văn bản đưa cho chatbot xử lý, thường có dạng một câu hỏi hoặc một loạt những hướng dẫn cụ thể. Chất lượng của các câu hỏi, hướng dẫn bạn đưa ra cho chatbot có thể ảnh hưởng lớn đến chất lượng của kết quả đầu ra, đặc biệt là đối với các tác vụ phức tạp.
Tinh chỉnh prompt là một hành trình dài, yêu cầu người dùng công cụ AI thử nghiệm nhiều, biến tấu cách diễn đạt để có được một kết quả như ý. Hiểu được tâm lý số đông, Anthropic - công ty phát triển Claude, một trong những hệ thống AI tiềm năng nhất thời điểm hiện tại - đã cung cấp cho người dùng một thư viện prompt phong phú, bước đầu hướng dẫn người dùng tạo tác prompt sao cho hiệu quả.
Số prompt này không chỉ phù hợp với Claude, mà còn rất hữu hiệu khi áp dụng vào một trong những chatbot thông dụng nhất hiện nay, ChatGPT. Dưới đây là một số prompt mẫu như vậy khi được dùng với sản phẩm từ OpenAI.
Một số prompt hữu ích
Mở đầu đoạn hội thoại với chatbot, người dùng có thể phân định rõ đâu là phần bối cảnh cần chatbot hiểu, đâu là yêu cầu công việc cho chatbot.
Những bộ prompt dưới đây đều được dịch sang tiếng Việt từ thư viện prompt của Anthropic, nhằm đưa ra ví dụ chung về cách sử dụng prompt sao cho hiệu quả.
Tuy được thử nghiệm trên chatbot Claude của Anthropic, chúng vẫn hoạt động hiệu quả khi được thử trên ChatGPT. Bạn đọc có thể tham khảo các prompt dưới, và tinh chỉnh ngôn ngữ tùy theo bối cảnh và yêu cầu cá nhân.
Nội dung xây dựng thương hiệu
Nguồn: thư viện của Anthropic.
Nêu rõ bối cảnh và yêu cầu:
Nội dung do ChatGPT sản sinh:
***
Tạo thông báo để gửi nhân viên công ty
Nguồn: thư viện của Anthropic.
Nêu rõ bối cảnh và yêu cầu:
Nội dung ChatGPT sản sinh:
***
Tìm công thức Excel phù hợp
Nguồn: thư viện của Anthropic.
Nêu rõ bối cảnh và yêu cầu:
Nội dung ChatGPT sản sinh:
Bạn có thể tham khảo thêm các dạng prompt khác trên thư viện của Anthropic.
***
Liệu có tin được lời chatbot?
Hầu hết các chatbot hiện tại đều đi kèm lưu ý, rằng hệ thống có thể nhầm lẫn và khuyên người dùng nên kiểm chứng lại những thông tin quan trọng. Vì vậy, quyết định tin vào chatbot hay không sẽ vẫn nằm ở kiến thức cũng như khả năng tìm kiếm thông tin của người dùng.
Nhưng cũng giống hầu hết các công cụ khác, chatbot hay nói rộng ra là những hệ thống trí tuệ nhân tạo hiện hành đều tiết kiệm được phần lớn thời gian cho người lao động, qua đó cải thiện năng suất cho người dùng.
Từ những ví dụ ở trên, có thể thấy chatbot có thể hiểu được phần nào bối cảnh, giúp giảm tải khối lượng công việc và cải thiện hiệu suất công việc. Theo thời gian, chatbot sẽ học được nhiều dữ liệu hơn, khả năng tạo tác prompt của người dùng cũng nâng cao hơn, nên có thể khẳng định chatbot sẽ trở thành công cụ hỗ trợ đại trà cho phần đông người dùng internet.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Sự thật từ nghiên cứu khoa học: Chơi trò chơi điện tử có ảnh hưởng bất ngờ đến chỉ số IQ của trẻ em!
Trò chơi điện tử từ lâu đã là chủ đề gây tranh cãi khi nhắc đến ảnh hưởng của chúng đối với trẻ em. Trong khi nhiều ý kiến chỉ trích việc chơi game có thể gây hại cho sự phát triển trí não, thì một nghiên cứu khoa học đã mang đến cái nhìn khác biệt, cho thấy mối liên hệ tích cực giữa việc chơi game và sự gia tăng trí thông minh ở trẻ nhỏ.
Những tiểu tiết bạn có thể đã bỏ qua trong trailer The Witcher 4