Giám đốc thời trang tờ New York Times chỉ dùng iPhone 5 lắp thêm bàn phím BlackBerry
Không chọn mua những thiết bị cao cấp đắt đỏ, nữ chuyên gia thời trang chỉ sử dụng smartphone đời cũ với tính năng vừa đủ.
Phần đông người dùng luôn muốn nâng cấp điện thoại và các dòng sản phẩm công nghệ lên phiên bản mới nhất khi đủ điều kiện. Tất cả bị cuốn hút bởi những lời quảng cáo có cánh và khát vọng thể hiện đẳng cấp vượt trội. Thế nhưng, mấy ai đã sử dụng hết tính năng mà chiếc iPhone 7 Plus hay Galaxy S7 Edge trang bị để phải lên đời mới?
Vanessa Friedman, giám đốc thời trang và là nhà phê bình nổi tiếng trên tờ New York Times đã có những chia sẻ thú vị về các món đồ công nghệ mà cô sử dụng. Không chạy theo trào lưu nâng cấp, Vanessa chỉ dùng smartphone cấp thấp, hướng tới tính hiệu quả để giải quyết các vấn đề thay vì chạy theo trào lưu.
Thật bất ngờ, cô hiện vẫn đang dùng chiếc iPhone 5 ra mắt cách đây nửa thập kỷ đi kèm laptop phục vụ công việc. Lý do bởi điện thoại được gắn phụ kiện bàn phím ngoài cho khả năng gõ nhanh như của BlackBerry. Thêm nữa, Vanessa thích thú với iPhone 5 bởi cô có thể mang theo suốt các buổi diễn thời trang để gõ lại bài bình luận cả 1.000 từ.
“Tôi không thể làm thế (gõ bài) với màn hình cảm ứng. Cũng chẳng mang theo thứ gì to hơn cái điện thoại vì bên cạnh đã có cả đống thứ lỉnh kỉnh”.
Máy tính và điện thoại còn trở thành công cụ để Vanessa nắm bắt tâm lý chung để theo dõi xu hướng thời trang hiện nay. “Tôi cũng sử dụng các thiết bị để lướt Instagram, Facebook và trang tin tức khác để biết mọi người đang mặc gì hàng ngày. Còn với xu hướng thời trang sàn diễn, tôi tận dụng nhãn quan của mình”.
Vanessa Friedman là người chuyên đưa ra những bình luận về công nghệ thiết bị đeo. Cô cho rằng đến một ngày, smartwatch sẽ đạt đến tầm thẩm mỹ đủ để thay thế đồng hồ truyền thống, nhưng chưa thể đưa ra thời điểm cụ thể.
Vấn đề hiện nay, đồng hồ thông minh đang thiếu độ tinh tế. Nó giống như món đồ công nghệ thuần túy mà không đủ sức hút về mặt thời trang hoặc vẫn cố chạy theo cái bóng của đồng hồ truyền thống. Theo Vanessa, cần một hướng đi mới tạo tính đột phá cho mảng này.
Ngoài những thứ phục vụ cho công việc thì Vanessa chỉ sử dụng Kindle để đọc sách điện tử. Cô cũng từng dùng qua iPad và smartwatch nhưng chưa đủ sức hấp dẫn. Khi phải chờ đợi trước các buổi diễn, cô lôi Kindle ra ngấu nghiến từng dòng chữ cho bớt nhàm chán.
“Tôi quan tâm tới tính hiệu quả và chức năng của những món đồ công nghệ để có thể giải quyết các vấn đề thay vì những thứ thiếu thực tế”.
iPhone 5, Kindle là quá đủ và tiện dụng đối với một phụ nữ tất bật như Vanessa. Đôi khi, ánh sáng sân khấu khiến màn hình bị lóa khó đọc, nhưng kể cả như vậy thì các món đồ công nghệ cô lựa chọn đều vẫn hữu ích.
Vanessa tự hào, cả hai cô con gái 16 tuổi và 14 tuổi đều lựa chọn công nghệ giống cô. Cả hai dùng Snapchat trò chuyện với bạn bè và Spotify để tìm nhạc vì chúng dễ sử dụng. Cậu con trai út 11 tuổi thì nghe nhạc bằng Spotify.
Nhưng trên hết, những đứa trẻ nhà Vanessa đều dành tình cảm đặc biệt cho điện thoại iPhone. Đó có thể là minh chứng vì sao Táo khuyết vẫn đứng trên đỉnh vinh quang của ngành di động. Hãng ưu tiên hoàn thiện sản phẩm, đơn giản hóa mọi thứ và hướng tới sự tiện dụng cho người dùng.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Samsung và cuộc cách mạng AI: Hệ sinh thái toàn diện từ TV đến điện thoại di động đã thay đổi đời sống của người tiêu dùng như thế nào?
Với chiến lược toàn diện, Samsung đã sẵn sàng cho một cuộc cách mạng công nghệ tiếp theo, nơi AI đóng vai trò trung tâm. “Ông lớn" Hàn Quốc chứng minh trí tuệ nhân tạo không chỉ là một tính năng trong các thiết bị, mà còn là cốt lõi trong chiến lược đổi mới của họ.
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI