Giữa tình hình đại dịch căng thẳng, công ty sản xuất máy thở bị kiện bởi “patent troll”
“Patent troll” (tạm dịch: phá bĩnh bằng sáng chế) không quan tâm đến cải tiến công nghệ. Những vụ kiện và những mối đe dọa chúng mang lại chỉ nhằm mục đích kiếm tiền.
- Nằm viện điều trị Covid-19, giảng viên ĐH Bách khoa sáng chế máy rửa tay, giá chỉ bằng 1/3 sản phẩm nhập ngoại
- Bác sỹ tim mạch kiện Apple “ăn cắp” bằng sáng chế phát hiện nhịp tim bất thường, tính năng đã làm lên thương hiệu của Apple Watch
- Hé lộ bằng sáng chế mới về tính năng đọc email và tin nhắn rảnh tay của trợ lý ảo Cortana
Chúng "vòi" tiền từ những người chế tạo, sử dụng, hoặc bán công nghệ chỉ bởi họ đang làm điều họ vẫn thường làm: bước qua cây cầu mà lũ "patent troll" ẩn nấp bên dưới.
Có thể bạn nghĩ rằng, trong bối cảnh đại dịch virus corona và tình hình kinh tế xuống dốc, những mối đe dọa xoay quanh vấn đề bằng sáng chế sẽ vơi bớt đi phần nào. Suy cho cùng, rất nhiều công ty – đặc biệt là các công ty nhỏ - đang chật vật để duy trì công việc làm ăn. Và có khoảng 32% số vụ kiện do những "patent troll" khơi mào đều nhắm vào các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Nhưng đó không phải điều đang xảy ra. Trên thực tế, số vụ kiện của lũ "patent troll" đã tăng vọt trong năm nay – cao hơn 20% so với năm ngoái, và cao hơn 30% so với năm 2018. Theo số liệu thống kê, lũ "patent troll" đã đâm 470 đơn kiện chỉ trong 4 tháng đầu năm 2020.
Đòi tiền bằng sáng chế một cách vô lý là hành động gây nên những hậu quả to lớn đối với nền kinh tế. Trong thời buổi khủng hoảng, đó là một hành động tồi tệ; trong thời buổi suy thoái, mọi chuyện còn đau đớn hơn. Những patent troll vòi vĩnh những khoản tiền mà các công ty đang gặp khó khăn không thể có được; và các công ty làm ăn khấm khá sẽ phải dè sẻn hơn trong việc chi tiêu cho R&D và cải tiến sản phẩm.
Tình hình kiện tụng nói chung không chỉ tăng lên, mà có những vụ kiện khả năng cao sẽ gây tác động đến các công ty đang tham gia trực tiếp vào các hoạt động hỗ trợ y tế. Một trường hợp cụ thể là vào tháng trước, Labrador Diagnostics LLC, một patent troll đã kiện một công ty chuyên sản xuất và phân phối các bộ kit xét nghiệm COVID-19, lợi dụng các bằng sáng chế mà nó đã thâu tóm từ Theranos, một công ty lừa đảo trên lĩnh vực xét nghiệm máu mà nay đã phá sản.
Một trường hợp khác là công ty bình phong mang tên Swirlate IP, vốn đã thâu tóm được bằng sáng chế miêu tả quá trình truyền tải dữ liệu tổng quát, và đã sử dụng nó để kiện 5 công ty khác nhau – bao gồm ResMed, một công ty chuyên làm máy thở. Các mục tiêu khác bao gồm Livông Health, Corning Optical Communications, Badger Meter, và Continental Automotive.
Swirlate là công ty gì? Đó là một công ty trách nhiệm hữu hạn có trụ sở trong một…trung tâm mua sắm ở Texas (Mỹ). Unified Patents, công ty ra giá 3.000 USD cho một tác phẩm gốc trong một trong các bằng sáng chế của Swirlate, đã liên hệ Swirlate với IP Edge – một công ty lớn chuyên đòi tiền bằng sáng chế, sở hữu bởi 3 luật sư trên lĩnh vực sở hữu trí tuệ, kiểm soát một loạt các công ty bình phong như Swirlate mà họ sử dụng để nắm giữ các bằng sáng chế và kiện các công ty đang hoạt động. Các công ty bình phong của IP Edge được bàn tán khá nhiều trên internet, và bản thân IP Edge được xem là một trong những những patent troll thích đi kiện nhất mọi thời đại.
Quay lại vụ việc nói trên: Swirlate IP đang tận dụng 2 bằng sáng chế tương tự nhau để kiện ResMed, đó là bằng sáng chế số 7.567.622 và 7.154.961. Khi nghiên cứu kỹ, bạn sẽ thấy bằng sáng chế 622 chỉ miêu tả quá trình truyền tải dữ liệu đơn thuần mà thôi.
Ví dụ, trong bằng sáng chế này có một phần nói về "chia mô-đun các gói dữ liệu" – một thủ tục thông thường và truyền thống có thể được thực hiện bằng bất kỳ máy tính nào có kết nối đến internet, đó là chưa kể đến công nghệ analog. Mọi thứ được thực hiện theo một "mô hình mô-đun hóa", có thể là bất kỳ loại tiêu chuẩn công nghệ nào sẵn có trên thế giới – bằng sáng chế đơn giản là không miêu tả mô hình đó.
Các bước tiếp theo miêu tả việc sử dụng một "nhánh đa dạng", sử dụng một "bộ thu nhận", "tái truyền tải" các gói dữ liệu khi lần truyền tải đầu tiên không giải mã và "phi mô đun hóa" thành công dữ liệu đã truyền tải. Không có bất kỳ miêu tả gì về việc phải làm thế nào. Các sản phẩm bị kiện, như máy thở BiPAP của ResMed, sử dụng công nghệ tiêu chuẩn như truyền tải LTE.
Không may là, đây là một bằng sáng chế chúng ta liên tục thấy cùng các bằng sáng chế công nghệ khác. Nó đặc biệt nghiêm trọng trong tình huống này bởi các luật sư điều hành IP Edge hướng đến việc thu lợi từ một vụ kiện chống lại một công ty đang trực tiếp tham gia giải quyết đại dịch COVID-19.
Bằng sáng chế này ban đầu thuộc về Panasonic, nhưng đã được bán vào năm 2015; cuối cùng nó lọt vào tay Swirlate vào tháng 4. Nhưng Panasonic không phát minh ra quá trình tái truyền tải ARQ, hay các phương thức truyền tải dữ liệu khác nhau vốn thường được đồng ý bởi các tổ chức thiết lập tiêu chuẩn quốc tế. Và hãng này chắc chắn cũng không phát minh ra LTE, một giao thức truyền tải dữ liệu quốc tế được hoàn thiện vào năm 2008.
Ấy thế nhưng, trong tay Swirlate, bằng sáng chế này lại đang được sử dụng để kiện các sản phẩm khác vốn sử dụng công nghệ LTE mỗi ngày. Đây không là phải lần đầu tiên Panasonic bán bằng sáng chế cho những tên patent troll thích kiện tụng; năm 2018, hãng từng bán một loạt các bằng sáng chế cho Wi-LAN, một công ty chuyên vòi tiền bằng sáng chế của Hà Lan.
Giải pháp đặt ra ở đây là gì? Chính phủ cần đưa hành động ngay lập tức nhằm triệt phá những kẻ lợi dụng bằng sáng chế đang gây khó khăn cho việc đối phó với cuộc khủng hoảng y tế vì COVID. Nhưng đó chỉ là một phần của giải pháp. Ba trong số các mục tiêu của Swirlate không phải là các công ty chăm sóc y tế.
Cần phải có các quy định bảo vệ khác chống lại những mối đe dọa như trên, gồm hệ thống đánh giá mạnh mẽ để kiểm tra các bằng sáng chế đã được đăng ký, và các điều luật về phí chuyển đổi bằng sáng chế đối với các công ty muốn thực hiện các vụ kiện liên quan các bằng sáng chế chất lượng thấp. Cuối cùng, các bằng sáng chế mang tính "chung chung" nên bị từ chối, với những quy định thắt chặt quá trình cấp bằng sáng chế đối với những ý tưởng vô thưởng vô phạt.
Tham khảo: EFF
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Sự thật từ nghiên cứu khoa học: Chơi trò chơi điện tử có ảnh hưởng bất ngờ đến chỉ số IQ của trẻ em!
Trò chơi điện tử từ lâu đã là chủ đề gây tranh cãi khi nhắc đến ảnh hưởng của chúng đối với trẻ em. Trong khi nhiều ý kiến chỉ trích việc chơi game có thể gây hại cho sự phát triển trí não, thì một nghiên cứu khoa học đã mang đến cái nhìn khác biệt, cho thấy mối liên hệ tích cực giữa việc chơi game và sự gia tăng trí thông minh ở trẻ nhỏ.
Những tiểu tiết bạn có thể đã bỏ qua trong trailer The Witcher 4