Góc lừa đảo: Mua pin dự phòng được quảng cáo là 20000mAh nhưng hoá ra đó chỉ là cái tên

    Hieu.D - WeBuy,  

    Viên pin dự phòng được nhà sản xuất đặt tên là "20000M", có giá chỉ 260.000 đồng nhưng sao mua về lại nhận được cục pin 5.400mAh thế này?

    Ở bài trước, chúng ta đã cùng trải nghiệm cảm giác bị lừa đau đớn khi mua pin dự phòng trên mạng là thế nào. Shop đã mô tả viên pin nọ có dung lượng 10.000 mAh, nhưng lại dán băng keo để che đi dung lượng thực chỉ 1.000 mAh không hơn không kém.

    Tuy nhiên đây vẫn chưa phải là trường hợp duy nhất, bởi gần đây, một vài người mua, cụ thể hơn là các chị em phụ nữ, đang xôn xao bàn tán nhau về một mẫu pin dự phòng khác có cái tên rất kêu: “20000M”, thế nhưng giá của chúng lại rẻ giật mình, chỉ 260.000 đồng và trông rất “xịn”.

    Góc lừa đảo: Mua pin dự phòng được quảng cáo là 20000mAh nhưng hoá ra đó chỉ là cái tên - Ảnh 1.

    Pin trông rất xịn, cái tên "20000M" nghe rất kêu, nhưng hóa ra lại là một màn lừa đảo

    Đáng chú hơn, khi nghe tên của viên pin, ai cũng nghĩ nó sẽ có dung lượng lên tới 20.000 mAh như lời mô tả của shop, và thực chất đây cũng chỉ là một màn lừa đảo khác mà người dùng chúng ta thực sự nên phòng tránh ngay.

    Lừa đảo tinh vi: Lợi dụng tên sản phẩm gây nhầm lẫn để đánh lừa người mua hàng

    Với cánh đàn ông hay các anh em dân công nghệ, có thói quen kiểm tra kỹ thông số của món đồ điện tử trước khi mua thì không sao. Nhưng với các chị em phụ nữ, vì thiếu nhiều hiểu biết về lĩnh vực này nên cứ nhìn thấy sản phẩm nào bắt mắt, tên gọi ấn tượng và giá rẻ giật mình thì lại “ngứa túi” mua ngay.

    Vậy là qua vài lời quảng cáo như dưới đây, không biết có cánh mày râu nào “mắc câu” không, nhưng đã có khá nhiều chị em đã không ngần ngại, mạnh dạn tậu ngay một mẫu pin dự phòng được quảng cáo cực hoành tráng mà không hề biết rằng: Mình đã bị lừa.

    Góc lừa đảo: Mua pin dự phòng được quảng cáo là 20000mAh nhưng hoá ra đó chỉ là cái tên - Ảnh 2.

    Những lời quảng cáo có cánh của shop bán hàng online và cái tên của sản phẩm gây "lú lẫn" cho người mua hàng

    Góc lừa đảo: Mua pin dự phòng được quảng cáo là 20000mAh nhưng hoá ra đó chỉ là cái tên - Ảnh 3.

    Đoạn chat hỏi mua hàng của một khách hàng kém hiểu biết gửi về cho chúng tôi. Shop này bán giá rẻ hơn, chỉ 180.000 đồng, cũng quảng cáo y hệt

    Như đã thấy, người bán luôn khăng khăng đây là một cục pin có dung lượng 20.000 mAH do tên gọi của pin rõ ràng là “20.000M”. Tuy vậy, sau khi khui hộp thì chúng tôi mới biết, thực chất pin chỉ có dung lượng vỏn vẹn 5400 mAh. Bạn không nghe nhầm đâu, đây chỉ là một cục pin 5.400mAh mà thôi!

    Có thể nói, với 260.000 đồng cho một mẫu pin 5.400mAh cũng không có gì quá đắt đỏ, nhưng hành vi quảng cáo sai lệch thông tin sản phẩm, lợi dụng tên sản phẩm để cố tình gây nhầm lẫn cho khách hàng kém hiểu biết là thực sự rất sai trái.

    Pin dự phòng dung lượng thấp, thiết kế không có gì đặc biệt và chỉ có 5.400 mà thôi

    Thiết bị khi về tay người mua được đựng trong một hộp giấy như dưới đây, phía trong bao gồm dây sạc, pin dự phòng và 3 tờ hướng dẫn sử dụng tiếng Trung Quốc.

    Góc lừa đảo: Mua pin dự phòng được quảng cáo là 20000mAh nhưng hoá ra đó chỉ là cái tên - Ảnh 4.

    Về thiết kế vẻ ngoài, viên pin cũng không có gì đặc biệt. Được làm chủ yếu từ nhựa, bề mặt sần dễ bám bụi. Mặt trước có một nút bấm có thể phát sáng báo hiệu tình trạng sử dụng, phía sau là 2 cổng USB 1A và 2,1A cùng một cổng sạc cho pin dự phòng dùng đầu MicroUSB.

    Góc lừa đảo: Mua pin dự phòng được quảng cáo là 20000mAh nhưng hoá ra đó chỉ là cái tên - Ảnh 5.

    Bên trong hộp giấy gồm pin dự phòng, một dây sạc MicroUSB và 3 tờ hướng dẫn tiếng Trung Quốc

    Góc lừa đảo: Mua pin dự phòng được quảng cáo là 20000mAh nhưng hoá ra đó chỉ là cái tên - Ảnh 6.

    Pin có 2 cổng đầu ra, 1A và 2.1A để sạc nhanh

    Đặc biệt nhất, khi cầm trên tay viên pin thì có thể thấy ngay, một loạt dòng chữ mô tả sản phẩm ở phía sau pin, ghi rõ: Thiết bị thuộc nhãn hiệu Pony (chưa nghe thấy bao giờ), tên của mẫu pin này là "20000M", nhưng dung lượng thực của pin lại được ghi với chữ nhỏ hơn hẳn: 5400mAh/3,7V.

    Góc lừa đảo: Mua pin dự phòng được quảng cáo là 20000mAh nhưng hoá ra đó chỉ là cái tên - Ảnh 7.

    Dòng chữ mô tả phía sau viên pin

    Góc lừa đảo: Mua pin dự phòng được quảng cáo là 20000mAh nhưng hoá ra đó chỉ là cái tên - Ảnh 8.

    Dung lượng thực: 5.400mAh

    Vậy còn trải nghiệm sử dụng thì sao? Pin chỉ sạc được cho một chiếc iPhone 7 (1960mAh) được chưa đầy 2 lần, khi cắm vào cổng 2.1A (sạc nhanh), thời gian sạc đầy chỉ rút ngắn được khoảng 30 phút. Vậy nên viên pin này theo chúng tôi cũng như bao viên pin bình thường ngoài thị trường khác, ngoài việc nó lại sở hữu cái tên khiến cho chúng ta bị nhầm lẫn tai hại.

    Kết luận

    Tóm lại, đây cũng là một trải nghiệm mua hàng mà chắc chắn sẽ khiến ai cũng phải tức giận và đau đầu vì đã bị lừa đẹp. Vì thế người dùng chúng ta thực sự nên biết để đề phòng khi mua hàng trên mạng, tại các shop online và đặc biệt nhất, phải tìm hiểu kỹ sản phẩm trước khi mua để tránh bị lừa.

    Còn nếu đắn đo về một sản phẩm nào đó, bạn nên chọn mua đồ công nghệ ở các cơ sở uy tín hoặc cửa hàng thương hiệu rõ ràng để tránh tối đa các rủi ro. Hãy là người mua hàng thông thái!

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ