Google tiết lộ bí quyết để tạo nên một team hoàn hảo không tì vết: Hoá ra làm việc nhóm lại đơn giản thế này!

    Vân Trần, Theo Trí Thức Trẻ 

    Năm 2012, Google đã thực hiện một nghiên cứu mang tên "Dự án Aristotle" nhằm tìm ra cách để xây dựng một team hoàn hảo. Họ cho rằng, một team mạnh thường hội tụ 5 yếu tố chính.

    Hãy thử đưa từ 5 đến 8 người, hoặc nhiều hơn vài người vào trong một căn phòng để xem họ phối hợp với nhau như thế nào trong vai trò là một team. Nhóm càng lớn, khó khăn càng nhiều.

    Chuyện này không giống như đi ăn tối với bạn bè, chỉ xoay quanh mấy câu hỏi như: Ăn ở đâu? Món Ý? Món chay? Bít tết?

    Mỗi người đều có những khẩu vị riêng. Điều này có thể tạo nên một thử thách vô cùng thú vị mang tên "quyền lợi chung".

    Quyền lợi chung là mấu chốt duy trì nguồn sống cho cả đội và chỉ những công ty thành công nhất mới biết cách để nuôi dưỡng điều này. Nhưng bằng cách nào?

    Đó chính xác là những gì mà Google muốn tìm hiểu vào năm 2012, thời điểm mà Google muốn khám phá cách xây dựng một "team hoàn hảo không tì vết". Thử nghiệm này có tên là "Dự án Aristotle", do một nhân viên quản lý bộ phận phân tích nhân sự của Google, Abeer Dubey, đứng đầu.

    Đặc điểm chủ yếu xuất hiện trong một team mạnh

    Sau nhiều năm phân tích các dữ liệu và các cuộc phỏng vấn từ hơn 180 nhóm trong công ty, Google nhận thấy những kiểu người trong một team thường không liên quan đến nhau mấy (ý nói các tính cách cá nhân).

    Dubey nói trong một cuộc phỏng vẩn với Tạp chí New York Times: "Chúng tôi có rất nhiều dữ liệu, nhưng không có dữ liệu nào cho thấy sự pha trộn của các loại tính cách cá nhân cụ thể hay kỹ năng, kiến thức cụ thể đã tạo ra bất kỳ sự khác biệt nào. Ai là một phần trong đội cũng không quan trọng".

    Thay vào đó, các nhà nghiên cứu đã nhận thấy rằng trong một đội mạnh thường có 5 đặc điểm chủ yếu:

    1. Luôn giữ vững tâm lý: Những người này cảm thấy vẫn an toàn ngay cả khi team mình gặp nguy hiểm. Và những rủi ro, mạo hiểm không làm họ nao núng hay bối rối vì làm như vậy.

    2. Đáng tin cậy: Những người này luôn hoàn thành đúng tiến độ công việc.

    3. Mạch lạc và rõ ràng: Họ biết những kỳ vọng cụ thể của mình là gì. Những kỳ vọng đó có thể đầy ắp thử thách nhưng có thể đạt được thành công.

    4. Có ý thức: Họ luôn ý thức được mục đích công việc của họ (ví dụ đảm bảo tài chính, hỗ trợ gia đình, giúp đỡ team hoàn thành tốt công việc,...).

    5. Có sức ảnh hưởng: Họ thấy kết quả công việc của mình thực sự đóng góp không nhỏ vào mục đích chung của công ty.

    Không phải tất cả nhà nghiên cứu đều đồng tình

    Mặc dù đồng ý những phát hiện của Google đúng ở một vài nội dung, nhưng nhiều nghiên cứu khoa học đã khiến các nhà nghiên cứu (không phải nhân viên của Google) đã không đồng tình. Họ khẳng định điều hoàn toàn ngược lại, đó là tính cách, không chỉ có kỹ năng, mới là nhân tố quan trọng để tạo nên một team thành công.

    Tomas Chamorro-Premuzic, giáo sư tâm lý doanh nghiệp tại đại học Columbia, đồng thời là tác giả của cuốn sách "Tại sao quá nhiều người đàn ông bất tài trở thành lãnh đạo?" và Dave Winsborough, người đứng đầu Hogan X, một phòng thí nghiệm nghiên cứu về khả năng lãnh đạo và đội nhóm, đồng tình với quan điểm tính cách ảnh hưởng đến vai trò của một cá nhân trong một nhóm.

    Google tiết lộ bí quyết để tạo nên một team hoàn hảo không tì vết: Hoá ra làm việc nhóm lại đơn giản thế này! - Ảnh 1.

    Chamorro-Premuzic và Winsborough cùng viết trong một bài báo Đánh giá doanh nghiệp của Havard: "Thông thường, các tổ chức hiếm khi tập trung vào vai trò chức năng và hy vọng hiệu suất làm việc của nhóm tốt bằng cách nào đó. Đây là lý do tại sao ngay cả các đội thể thao chuyên nghiệp đắt giá nhất thường không thể hiện lối chơi theo tài năng cá nhân của mỗi người: Không có sức mạnh tổng hợp tâm lý. Một cách tiếp cận hiệu quả hơn tập trung vào tính cách cá nhân của mỗi người là tập trung vào kỹ năng của họ".

    Một nghiên cứu được thực hiện tại Hogan X, đưa ra một góc nhìn khác kết quả nghiên cứu của Google. Các nhà nghiên cứu nhận thấy các cá nhân trong các nhóm hoạt động có thành tích kém thường là 100% đều thực dụng và 0% có các đặc điểm xây dựng mối quan hệ.

    Tính cách não trái và não phải

    Một cách đơn giản để xem xét điều này là thông qua lý thuyết não trái so với não phải. Tức là lý thuyết mọi người đều có một bên não vượt trội hơn (não trái hoặc não phải) và điều đó quyết định tính cách cá nhân, tư duy và hành vi của họ.

    Những người có não phải phát triển được cho là trực quan hơn, sáng tạo hơn, tư duy phóng khoáng hơn, có khả năng cộng tác và kết nối. Họ là những người xây dựng mối quan hệ và rất quan trọng đối với thành công của nhóm.

    Ngược lại, những người có não trái phát triển hơn thì logic hơn và khách quan hơn. Những người này luôn hướng tới chi tiết và thực tế, họ thích tư duy bằng từ ngữ và số. Họ thực dụng hơn. Mặc dù các kỹ năng và đặc điểm của người não trái phát triển có thể phân biệt các đóng góp cá nhân, nhưng họ chỉ là cốt tìm được một chiếc ghế trong team.

    Tại sao các team hiếm khi muốn xuất hiện chủ nghĩa thực dụng?

    Các nhân viên trong lĩnh vực y tế có thể không cần quá nhiều sự sáng tạo (tính cách của những người não phải phát triển). Tuy nhiên, trong hầu hết các lĩnh vực khác, khi làm việc theo nhóm, EQ lại trở thành vấn đề quan trong hơn IQ nhiều lần.

    EQ phản chiếu và củng cố những kỹ năng của người não phải phát triển, tăng sự tự nhận thức và sự khiêm tốn. Điều đó mang lại nhiều lợi ích cho cả nhóm, bất kể tập hợp kỹ năng của họ là gì.

    Hãy nhớ rằng, chủ nghĩa thực dụng không nhất thiết là một điểm xấu, nhưng nó có thể dẫn đến suy nghĩ tuyến tính. Các kỹ năng kỹ thuật là những bước đầu quan trọng trong sự nghiệp mỗi người, nhưng khi tiến xa hơn, chuyên môn kỹ thuật càng cao, bạn cần nhiều kỹ năng não phải hơn để xây dựng các mối quan hệ có ý nghĩa và có động lực.

    Nói cách khác, não trái là thứ giúp mọi người được tuyển dụng, não phải là thứ giúp bạn tiến bộ.

    Đây là tin vui

    Nếu bạn không có một bên não trái hay bên não phải phát triển, thì việc có cả đặc điểm xây dựng quan hệ mạnh mẽ và thực dụng có thể giúp củng cố giá trị bạn mang đến cho nhóm. Vì thế dù bên não nào phát triển, bạn cũng có thể có cả hai đặc điểm này.

    1. Nếu bạn là người có não phải phát triển hơn:

    - Phát triển tư duy chiến lược: Biết và hiểu những gì đưa công ty chạm đến thành công.

    - Nổi tiếng vì điều gì đó: Bạn có chuyên môn trong lĩnh vực liên quan? (tức là sự nhạy bén về tài chính, chuyên môn khoa học hay thậm chí kiến thức chuyên môn cao như luật thuế, kế toán,...). Hãy chủ động sử dụng thành thạo chúng.

    - Thực hành giải quyết các vấn đề phức tạp: Điều này đặc biệt hữu ích với những câu hỏi phỏng vấn rắc rối nổi tiếng của Google. Sử dụng kỹ năng tư duy tuyến tính để đi sâu vào các vấn đề.

    2. Nếu bạn là người có não trái phát triển hơn:

    - Phát triển sự nhanh nhẹn trong học hỏi: Thay vì mặc định cho mọi tình huống là "thử và sự thật", hãy cởi mở để thử những cách tiếp cận khác nhau và những ý tưởng mới.

    - Tìm niềm vui trong sự mơ hồ: Thực hành đối phó với sự không chắc chắn và đưa ra quyết định mà không có đầy đủ thông tin trước.

    - Kiểm tra các kỹ năng lãnh đạo xã hội của bạn: Lần cuối cùng bạn tạo động lực ảnh hưởng đến người khác hay kết nối với thành viên nhóm là khi nào? Có lẽ bạn nên làm thử để biết mình sẽ thích nó đến nhường nào.

    Một nhóm sẽ không trọn vẹn khi chỉ đưa mọi người vào ngồi chung một phòng hay kết nối qua Skype. Khi bạn hiểu bản thân bạn bằng cách làm một tấm gương tốt, bạn có thể thay đổi những điều bạn muốn nhìn thấy trong nhóm và công ty của mình.

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ