GTX 1080 Ti được ép xung lên hơn 2,5 GHz, xô đổ kỉ lục hiệu năng của Nvidia Titan X
Phá kỉ lục điểm 3Dmark Time Spy của Titan X Pascal.
Từ khi ra mắt, các GPU Pascal của Nvidia đã liên tục phá hàng loạt kỉ lục thế giới. Các kỉ lục này có thể kể đến như 3 GHz trên GTX 1060; 2,65 GHz trên GTX 1080 hay 2,3 GHz trên Titan X. Không để GTX 1080 Ti phải kém cạnh, một chuyên gia về ép xung của EVGA, Kingpin, đã đẩy xung nhịp của GPU này lên một tầm cao mới.
Phiên bản GTX 1080 Ti được sử dụng ở đây dù chỉ là bản Founders Edition nhưng vẫn cho thấy thiết kế tiêu chuẩn của Nvidia vẫn có tiềm năng ép xung hàng khủng. Sử dụng ni-tơ lỏng LN2, Kingpin đã đẩy xung nhịp của GTX 1080 Ti lên 2,481 GHz. Trong các bài thử, GPU này thực tế còn đẩy xung nhịp boost lên trên 2,5 GHz. Xung nhịp bộ nhớ cũng được đẩy lên mức 12,5 GHz, cao hơn 10% so với xung nhịp gốc của các chip nhớ trên GTX 1080 Ti.
Nhờ việc ép xung bộ nhớ, băng thông bộ nhớ của GTX 1080 Ti cũng được tăng đáng kể, từ 484 GBps tiêu chuẩn lên hơn 500 GBps. Đồng thời, card đồ hoạ này cũng đạt được tốc độ phủ pixel và phủ bề mặt lần lượt lên tới 197,4 GPixel/giây và 612,7 GTexel/giây. Hệ thống chạy benchmark còn được trang bị i7-6950X ở xung nhịp 5,1 GHz cùng bo mạch chủ EVGA X99 cũng như RAM DDR4 32GB chạy ở xung nhịp 3200 MHz.
Với cấu hình siêu mạnh mẽ như vậy, hệ thống này đã đạt điểm số 3Dmark Time Spy cực kì ấn tượng, 13.291 điểm. Điểm số của card đồ hoạ là 13.120, một con số vô cùng ấn tượng khi kỉ lục 2,3 GHz của Titan X Pascal cũng chỉ đạt 12.316 điểm. Ngoài ra, việc ép xung cũng tăng tới 45% hiệu năng cho GTX 1080 Ti bởi ở xung nhịp gốc, điểm số của chiếc card này chỉ ở mức 9000-9500.
Những con số ấn tượng trên cũng phần nào lí giải được nhờ thiết kế bo mạch hoàn toàn mới của Nvidia. Với thiết kế tiêu chuẩn được nâng tầm, GTX 1080 Ti Founders Edition có nguồn vào lên tới 250A cùng thiết kế cấp nguồn 7 pha dualFET. Bởi vậy, GTX 1080 Ti FE không những hợp để ép xung với LN2 mà còn với tản nhiệt khí và nước.
Tham khảo WCCFTech
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Để sống đến năm 200 tuổi, tỷ phú Bryan Johnson lại thử nghiệm phương pháp trường sinh mới
Johnson gọi mục tiêu sống đến năm 200 tuổi của mình là “cuộc cách mạng quan trọng nhất trong lịch sử của Homo sapiens”.
Tại sao Nhật Bản cần lưu trữ 50.000 tấn nước siêu sạch ở độ sâu 1.000 mét? Nó có thể được sử dụng để làm gì?