Hacker của FBI gọi Apple là "thiên tài xấu xa", do ngày càng khiến cho việc giải mã những chiếc iPhone trở nên khó khăn
"Apple rất giỏi trong những việc chống lại quá trình điều tra của FBI".
FBI và Apple từ lâu đã trở thành 2 phe đối địch, một bên là “ác quỷ” còn một bên là “thiên thần”. Theo như lời nhận xét của một chuyên gia bảo mật, đồng thời cũng là một hacker tại FBI thì Apple thực sự là một “thiên tài xấu xa”.
Đó là theo nhận định của FBI, bởi Apple đã thực hiện việc mã hóa những chiếc iPhone một cách quá tốt. Mà ngay chính cả Apple cũng không thể nào vượt qua bức tường bảo mật này một cách dễ dàng. Và điều đó khiến cho việc điều tra và bắt tội phạm của FBI trở nên rất khó khăn.
Chuyên gia bảo mật của FBI - Stephen Flatley.
Hôm thứ 4 vừa qua, tại Hội nghị An ninh mạng Quốc tế diễn ra ở Manhattan, chuyên gia bảo mật của FBI - Stephen Flatley đã công kích Apple, nói rằng công ty này là “ác quỷ”. Nguyên nhân là do Apple đang ngày càng làm cho cách thức bảo mật bằng mã Hash của mình trở nên khó đoán hơn.
Cách đây không lâu, Apple đã thay đổi phương thức mã hóa mật khẩu bằng mã Hash của mình từ vòng lặp 10.000 lên đến 10.000.000. Điều đó có nghĩa là tốc độ dò mật khẩu trước đây là 45 mật khẩu mỗi giây, giờ chỉ còn 18 mật khẩu mỗi giây. Nó khiến cho thời gian để dò ra mật khẩu của một chiếc iPhone tăng lên đáng kể.
Flatley cho biết FBI sử dụng một phương pháp đề dò mật khẩu được gọi là “brute force”, trong đó mọi hoán vị đều có thể được đưa ra với tốc độ thử hàng ngàn mật khẩu trong một thời gian ngắn.
Tuy nhiên việc giới hạn vòng lặp mã Hash của Apple đang hạn chế rất nhiều phương pháp giải mã này. “Thời gian để phá vỡ mật khẩu thông thường mất hai ngày, giờ đây có thể kéo dài lên tới hai tháng”, chuyên gia bảo mật của FBI cho biết.
Sau đó, Stephen Flatley đã khen ngợi công ty bảo mật Cellebrite của Israel - công ty chuyên bán thiết bị và cung cấp giải pháp phá vỡ bảo mật cho các cơ quan thực thi pháp luật trên toàn thế giới. Flatley cho biết Cellebrite là một trong số rất ít công ty công nghệ có thể vượt qua bức tường bảo mật của Apple.
Tuy nhiên chuyên gia bảo mật của FBI đã không tiết lộ cách thức vượt qua mã Hash bảo mật của Apple như thế nào. Ngay cả chính Apple cũng rất tò mò muốn biết cách thức mà Cellebrite đã sử dụng để phá vỡ mật khẩu và truy cập vào những chiếc iPhone của những kẻ tội phạm trong một số vụ việc gần đây.
Cuộc chiến giữa Apple và FBI - Cellebrite vẫn đang diễn ra. Trong khi một bên ngày càng cố gắng để xây bức tường bảo mật trở nên kiên cố hơn, với mục đích bảo vệ người dùng. Một bên lại cố gắng tìm ra những kẽ hở của bức tường để vượt qua, với mục đích truy tìm những kẻ tội phạm và khủng bố.
Ai cũng có lý lẽ của riêng mình, tuy nhiên có vẻ như các chuyên gia an ninh mạng trên thế giới đều đang đứng về phía Apple. Họ cho rằng việc các công ty công nghệ mã hóa dữ liệu của khách hàng là điều vô cùng cần thiết, nhằm tránh các cuộc tấn công của hacker và việc giám sát một cách độc đoán.
Tham khảo: motherboard
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Samsung và cuộc cách mạng AI: Hệ sinh thái toàn diện từ TV đến điện thoại di động đã thay đổi đời sống của người tiêu dùng như thế nào?
Với chiến lược toàn diện, Samsung đã sẵn sàng cho một cuộc cách mạng công nghệ tiếp theo, nơi AI đóng vai trò trung tâm. “Ông lớn" Hàn Quốc chứng minh trí tuệ nhân tạo không chỉ là một tính năng trong các thiết bị, mà còn là cốt lõi trong chiến lược đổi mới của họ.
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI