Tiết kiệm - Đơn giản - Hiệu quả có lẽ là những tiêu chí xứng đáng nhất để nói về phát kiến này.
Thay vì chỉ tập trung vào nâng cấp khả năng sẵn có của công nghệ in 3D hiện nay, các nhà khoa học tại Học viện Hasso-Plattner đã và đang tìm kiếm thêm nhiều phương pháp khác hỗ trợ cho công cuộc áp dụng khía cạnh "in 3D" hóa vào thiết kế của những đồ vật mà vốn trước đây không thể được giả lập và tái hiện nhờ vào công nghệ này.
Vậy làm cách nào để có thể làm được như vậy, đặc biệt là những đồ vật có các bộ phận chuyển động theo cơ chế liên kết với nhau? Bằng cách sử dụng một "siêu vật liệu" có hình thức là những mạng lưới ô vuông gắn kết với nhau theo một khuôn mẫu nhất định, các đồ vật được tạo ra đều có chung những đặc điểm về cơ học. Được biết, các chuyên gia tại Hasso-Plattner còn tiến một bước xa hơn khi cải tiến nó trở nên bền vững, cung cấp những cơ chế chuyển động lặp đi lặp lại có thể được tính toán từ trước, từ đó thuận tiện hơn trong việc ứng dụng vào đời sống.
Siêu vật liệu in 3D
Chẳng hạn, in 3D một chiếc then cửa ra vào không phải là quá khó, nhưng điều này sẽ khiến bạn phải ghép lại toàn bộ các mảnh vật bị tách ra khỏi hình dạng ban đầu nếu bạn dùng những nguyên liệu in cứng thông thường - một công việc quá lãng phí và vô ích. Nhưng với "siêu vật liệu", việc kéo tay cầm sẽ khiến cho cấu trúc các khối vuông tác động lẫn nhau như hiệu ứng domino, sau đó lại đàn hồi trở lại ban đầu. Đây chính là điểm mấu chốt để có thể "in 3D" hóa được một sản phẩm, hoàn toàn tiết kiệm chi phí, thời gian và nguyên vật liệu.
Tất nhiên đây chỉ là một ví dụ minh họa đơn thuần, vì chắc chắn không ai trên thế giới lại muốn một chiếc then cửa bảo vệ ngôi nhà của mình được làm bằng chất liệu mỏng manh như vậy cả. Các nhà khoa học cũng đã tính trước được xu hướng tiếp theo cho công nghệ này, vì vậy đừng quá tỏ ra ngạc nhiên nếu một ngày nào đó bạn chứng kiến một chiếc kìm gọn nhẹ mà hiệu quả như trên đây, hoặc nhiều vật dụng khác nữa mà một chiếc máy in 3D đơn giản có thể cung cấp cho bạn, thay vì phải chạy ra những cửa hàng tạp hóa bên ngoài.
Tham khảo: Gizmodo
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Sự thật từ nghiên cứu khoa học: Chơi trò chơi điện tử có ảnh hưởng bất ngờ đến chỉ số IQ của trẻ em!
Trò chơi điện tử từ lâu đã là chủ đề gây tranh cãi khi nhắc đến ảnh hưởng của chúng đối với trẻ em. Trong khi nhiều ý kiến chỉ trích việc chơi game có thể gây hại cho sự phát triển trí não, thì một nghiên cứu khoa học đã mang đến cái nhìn khác biệt, cho thấy mối liên hệ tích cực giữa việc chơi game và sự gia tăng trí thông minh ở trẻ nhỏ.
Trải nghiệm game trên Mac mini M4 Pro: Cậu bé tí hon bước ra biển lớn gaming